Friday, 31 July 2015

06 Đại Tông Sư 大宗師 - chú thích


ghi chú * (của Nhượng Tống)

(*1) Mạc Da: tên một thanh gươm tốt đời xưa. 

(*2) Cuối thiên có chuyện Tử Tang tự than thân trách phận, không ăn nhập vào đâu cả, tôi ngờ là một tay hiếu sự nào viết giả lời Trang. (cf. Nhượng Tống, trang 147)
 

chú thích (hv-ebook)


(1) không hùng vì thành, không mưu tính mọi việc: nguyên văn bất hùng thành, bất mộ sĩ , , tức là: không ỷ thế vào thành tích của mình (mà lấn ép người khác), không mưu đồ sự việc. § Mô sĩ  ở đây dịch thông với mô sự .
(2) lên tới: nguyên văn đăng giả . Xem thêm chú thích (6) trút cái giả (05 Đức sung phù ).
(3) lúc ra không hớn hở, lúc vào không dập nập: nguyên văn kì xuất bất hân, kì nhập bất cự , .
(4) mặt họ lặng, trán họ phẳng: nguyên văn kì dong tịch, kì tảng quỳ , , tức là: vẻ mặt bình thản, trán cao sáng sủa.
(5) làm mất nước mà không làm mất lòng người: nguyên văn vong quốc nhi bất thất nhân tâm . Nguyễn Hiến Lê dịch: diệt nước địch mà không làm mất lòng dân nước đó (cf. trang 215).
(6) giúp vật: nguyên văn thông vật , nghĩa là: thông hiểu vật lí nhân tình.
(7) không phải là nhân giả: nguyên văn phi nhân dã , nghĩa là: chẳng phải là kẻ có đức Nhân.
(8) biết có thời trời, không phải là hiền triết: nguyên văn thiên thì, phi hiền dã , . Nguyễn Duy Cần dịch: (kẻ nào) còn tính toán đến thời cơ, chẳng phải là bậc Hiền (cf. trang 349)
(9) không suốt lợi, hại, không phải là quân tử: nguyên văn lợi hại bất thông, phi quân tử dã , . Nguyễn Duy Cần dịch: (kẻ nào) không thông suốt được điều lợi hại, chẳng phải là người quân tử (cf. trang 349)
(10) Hồ Bất Giai, .., Thân Đồ Địch: § Hồ Bất Giai là hiền nhân, vua Nghiêu nhường ngôi cho mà không nhận, gieo mình xuống sông, chết. § Vụ Quang là hiền nhân đời Hạ, vua Thang nhường ngôi cho, không nhận, cột đá vào người nhảy xuống sông. § Bá Di và Thúc Tề là người đời Ân, sau khi nhà Ân mất, không chịu ăn thóc nhà Chu, nhịn đói mà chết ở núi Thú Dương. § Cơ Tử là hiền nhân của vua Trụ đời Ân, can vua Trụ mà Trụ không nghe, bị Trụ bỏ tù. § Tư Dư tức Tỉ Can, cũng vì can vua Trụ mà bị Trụ mổ ngực, moi tim (Có thuyết bảo Tư Dư là Tiếp Dư). § Kỉ Tha, người đời vua Thang, nghe nói vua Thang nhường ngôi cho Vụ Quang, sợ vua sẽ bị vua nhường ngôi cho nữa, nên gieo mình xuống sông. § Thân Đồ Địch hay tin, cũng gieo mình xuống sông. (cf. Nguyễn Hiến Lê, trang 216; http://www.zsbeike.com/cd/41415654.html)
(11) nhởn nhơ, họ vuông mà không dắn: nguyên văn dữ hồ kì cô nhi bất kiên dã . Chữ Hán   có nhiều nghĩa: (a) bình đựng rượu có cạnh; (b) góc; (c) hình vuông. Nguyễn Duy Cần dịch: Họ khuôn thước mà không cứng dắn (cf. trang 350)
(12) cách giấu nhỏ, lớn có phép: nguyên văn tàng tiểu đại hữu nghi , tức là: đem giấu (cái gì), dù nhỏ hay lớn, cũng có cách thích hợp. Sách dịch in thiếu chữ "lớn" (cf. trang 128).
(13) đó là "tình lớn" của vật thường: nguyên văn thị hằng vật chi đại tình dã ; "vật thường" ý nói "vật không thay đổi".
(14) chỉ đúc làm hình người thôi, mà còn mừng rỡ: nguyên văn đặc phạm nhân chi hình nhi do hỉ chi , tức là: nay (tình cờ) chỉ mới được cho làm thành hình người thôi mà còn lấy làm mừng rỡ. (cf. http://www.trend.org/briefing_info.php?pid=114)
(15) huống chi là chỗ muôn vật phải quan hệ, mà một hóa phải chờ đợi: nguyên văn hựu huống vạn vật chi sở hệ, nhi nhất hóa chi sở đãi hồ , . Nguyễn Duy Cần dịch: huống chi họ còn chờ đợi gì khi tất cả vạn vật đều cùng nhất tề biến hóa (cf. trang 357). § Khảo dị: thiện yểu thiện lão, thiện thủy thiện chung, nhân do hiệu chi , ,  (Đại tông sư ) Khéo non, khéo già, khéo trước, khéo sau, thế mà người ta còn bắt chước.
(16) truyền được mà chịu không được: nguyên văn khả truyền nhi bất khả thụ , tức là: trao cho (truyền) được mà không chịu lấy (thụ lãnh) được.
(17) lục cực: chữ Hán lục cực , bốn phương và trên dưới.
(18) cắp: chữ Hán khiết : cặp, kẹp, mang, xách.
(19) chụp lấy: chữ Hán tập : đoạt, chiếm, úp lấy.
(20) Bắc Đẩu: nguyên văn Duy Đẩu , tên khác của Bắc Đẩu .
(21) Hữu Ngu: nguyên văn , tức là vua Thuấn  (nhà Ngu). 

(22) sớm suốt: nguyên văn triêu triệt , tức là: một sớm mà thông suốt lẽ.
(23) thấy một: nguyên văn kiến độc , nghĩa là: thấy được cái Một (tức là Đạo). 

(24) chạm yên: nguyên văn anh ninh , nghĩa là: tiếp xúc với ngoại vật mà không bị dao động; giữ được tâm thần bình thản, điềm đạm. § Câu văn: Tên nó là "chạm yên", sách dịch in sai thành: Trên nó là "chạm yên" (cf. trang 131)
(25) Học Hành: nguyên văn lạc tụng , nghĩa là: đọc đi đọc lại cho thông hiểu, tức là học hành vậy.
(26) Bút Mực, ... , Nghi Thủy: các tên người tưởng tượng này đều có ngụ ý tương tự như Học Hành ở trên (cf. http://www.zhuangzin.com/ft/dslz_all.asp?id=1198&news_id=112, chú giải (13)) 

(27) chẳng ví cũng như cha, mẹ sao: nguyên văn bất sí ư phụ mẫu . Chữ Hán  , dùng thông với thí , nghĩa là: chỉ; bất thí  chẳng những, chẳng như.
(28) Kìa khối lớn chở ta bằng hình xác ... tức là để khéo liệu cái chết của ta: đoạn văn dịch này có trong các đoạn (I-9) và (III-6). Nhưng những câu Hán văn tương ứng lại không có trên trang web http://www.sidneyluo.net/d/06.htm cho đoạn (I-9). Hơn nữa, theo văn mạch, người chú giải nghĩ rằng: mấy câu văn dịch có vẻ lạc lõng trong đoạn (I-9). Nói cách khác, đoạn văn dịch này đã chép thừa trong phần (I-9), và đúng theo như bản Hán văn trên trên website sydneyluo.net — chỉ thuộc vào đoạn (III-6).
(29) Chỉ đúc làm hình người thôi ... dễ kể xiết sao: mấy câu văn dịch này có trong đoạn (I-9) nhưng không thấy trong đoạn (III-6). Đoạn (I-9) không nói gì về việc "đúc hình người"; mấy câu văn dịch này chắc hẳn là đã chép thừa, và chỉ thuộc vào đoạn (III-6). § Tóm lại, hai đoạn văn chú thích (28) & (29) nên "coi như không có" (bôi xám) trong đoạn (I-9). Và như vậy, cấu trúc cả thiên 06 Đại Tông Sư  sẽ nhất quán hơn. 

(30) Im lìm ngủ! Ơ hờ thức: nguyên văn thành nhiên mị, cừ nhiên giác , . Nguyễn Duy Cần dịch: Yên lặng để mà ngủ, hốt nhiên để mà thức! (cf. trang 379) 
(31) Tử: Nhượng Tống dịch chữ Hán tử  là thầy. Tuy nhiên, ở đây giữ nguyên họ "Tử" thì đúng hơn: Tử Tang Hộ , Mạnh Tử Phản , Tử Cầm Trương 
(32) đến bên thâyhát là lễ chăng: nguyên văn lâm thi nhi ca, lễ hồ , . Bản dịch ghi sai thành: đến bên thầy khóc là lễ chăng (cf. trang 134)
(33) dăn dở làm sau, trước: nguyên văn phản phúc chung thủy , tức là: đi rồi trở lại (tuần hoàn) sau cùng và trước tiên.
(34) không rõ mối đầu: nguyên văn bất tri đoan nghê .
(35) tờ mờ lang thang ở ngoài ghét, bụi: nguyên văn mang nhiên bàng hoàng hồ trần cấu chi ngoại , tức là: ngu ngơ thơ thẩn bên ngoài cõi đời bụi bặm.
(36) tiêu dao với nghiệp không làm: nguyên văn tiêu diêu hồ vô vi chi nghiệp , tức là: rong chơi trong cảnh giới vô vi.
(37) người lìa đời: nguyên văn ki nhân , tức là: người khác thường, không hợp với lẽ thường.
(38) sánh với trời: nguyên văn mâu ư thiên , tức là: sánh ngang bằng trời, hợp với thiên lí. 

(39) biết hết rồi: nguyên văn tận chi hĩ . Sách dịch in là: xiết hết rồi (cf. trang 136)
(40) giản: chữ Hán , nghĩa là: làm cho thành giản dị, bỏ bớt đi những điều rắc rối.
(41) ông ta hình có lạlòng không tổn: nguyên văn bỉ hữu hãi hình nhi vô tổn tâm , tức là: lấy làm quái lạ vì hình hài biến đổi, nhưng chẳng (vì thế mà) thương tổn cõi lòng.
(42) nhà có ra từ sớm mà chết không coi là thật: nguyên văn hữu đán trạch nhi vô háo tinh , tức là: có căn nhà mình (ở tạm một) buổi sáng (= thân xác) thay đổi, nhưng chẳng (vì thế mà) tổn hại tinh thần.

(43) Tử: cả phần (VI) này, trong tên người Ý Nhi Tử , Nhượng Tống đều dịch chữ Hán tử  là thầy (cf. trang 137).
(44) trổ: dịch từ chữ Hán kình , nghĩa là: thích chữ bôi mực vào mặt (một thứ hình pháp ngày xưa). Sách dịch in sai là chổ (cf. trang 137).
(45) giậu: dịch từ chữ Hán phiên , nghĩa là bờ rào, giậu. Sách dịch ghi là dậu (cf. trang 137).
(46) Trang: chữ Hán , tên một mĩ nhân thời cổ. Sách dịch in là Trung (cf. trang 137).
(47) sắp đặt: chữ Hán ,
cũng viết là  (đọc là ), có nghĩa là sắp đặt có trật tự, hay tổ chức có thứ lớp, điều hòa... (cf. Nguyễn Duy Cần, trang 389).  

(48) chi thể: chữ Hán , nghĩa là: thân mình và chân tay.

 








No comments:

Post a Comment