養生主 | Dưỡng sinh chủ |
I)
吾生也有涯,而知也無涯。以有涯隨無涯,殆已;已而為知者,殆而已矣。為善無近名,為惡無近刑,緣督以為經,可以保身,可以全生,可以養親,可以盡年。 II) 庖丁為文惠君解牛,手之所觸,肩之所倚,足之所履,膝之所踦,砉然嚮然,奏刀騞然,莫不中音,合於桑林之舞,乃中經首之會。文惠君曰:「譆!善哉!技蓋至此乎?」 庖丁釋刀對曰:「臣之所好者道也,進乎技矣。始臣之解牛之時,所見無非全牛者。三年之後,未嘗見全牛也。方今之時,臣以神遇而不以目視,官知止而神 欲行。依乎天理,批大郤,導大窾,因其固然,枝經肯綮之未嘗微礙,而況大軱乎!良庖歲更刀,割也;族庖月更刀,折也。今臣之刀十九年矣,所解數千牛矣,而 刀刃若新發於硎。彼節者有閒,而刀刃者無厚,以無厚入有閒,恢恢乎其於遊刃必有餘地矣。是以十九年而刀刃若新發於硎。雖然,每至於族,吾見其難為,怵然為 戒,視為止,行為遲。動刀甚微,謋然已解,牛不知其死也,如土委地。提刀而立,為之四顧,為之躊躇滿志,善刀而藏之。」 文惠君曰:「善哉!吾聞庖丁之言,得養生焉。」 III) 公文軒見右師而驚曰:「是何人也?惡乎介也?天與?其人與?」曰:「天也,非人也。天之生是使獨也,人之貌有與也。以是知其天也,非人也。」 IV) 澤雉十步一啄,百步一飲,不蘄畜乎樊中。神雖王,不善也。 V) 老聃死,秦失弔之,三號而出。 弟子曰:「非夫子之友邪?」 曰:「然。」 「然則弔焉若此,可乎?」 曰:「然。始也吾以為至人也,而今非也。向吾入而弔焉,有老者哭之,如哭其子;少者哭之,如哭其母。彼其所以會之,必有不蘄言而言,不蘄哭而哭者。是遁天倍情,忘其所受,古者謂之遁天之刑。適來,夫子時也;適去,夫子順也。安時而處順,哀樂不能入也,古者謂是帝之懸解。」 指窮於為薪,火傳也,不知其盡也。 |
(I)
Đời ta thì có bờ bến, mà cái biết thì không bờ bến. Lấy cái có bờ bến theo cái không bờ bến, nguy mà thôi! Kẻ đã biết vậy mà làm biết, nguy mà thôi vậy! Làm thiện không gần với danh; làm ác không gần với hình phạt; dựa theo sống lưng để làm đường dọc (1); có thể giữ được mình, có thể toàn được sống, có thể nuôi được phần thân thiết, có thể hưởng được hết tuổi trời. (II) Bào Đinh mổ trâu cho Văn Huệ Quân. Nơi tay chạm, nơi vai tựa, nơi chân đạp, nơi gối tỳ, tiếng kêu lát chát; dao đưa soàn soạt; không tiếng nào không đúng cung bậc, hợp với điệu múa Tang Lâm (2), rồi đúng với khổ dồn bài nhạc Kinh Thủ (3)! Văn Huệ Công nói: — Ồ! Nghề giỏi thật! Giỏi đến thế sao? Bào Đinh buông dao, thưa rằng: — Cái tôi ham là đạo, còn tiến hơn nghề... Ban đầu, lúc tôi mới mổ trâu, trông thấy không con nào không phải là trâu. Sau ba năm, chưa từng thấy con trâu nào toàn vẹn cả! Đương lúc này tôi lấy thần gặp, chứ không lấy mắt trông. Ngũ quan biết nên dừng, mà thần muốn đi, nương vào lẽ trời. Tách gân lớn, lùa khớp lớn, nhân chỗ cố nhiên của nó. Nghề của tôi, bắp thịt còn chưa từng xấu qua, huống chi là trối lớn! Nhà bếp thạo, hằng năm thay dao, vì là cắt. Nhà bếp họ hằng tháng thay dao, vì là chặt. Nay dao của tôi mười chín năm rồi... Số trâu mổ có mấy nghìn rồi... Vậy mà lưỡi dao như mới rèn xong! Những đốt kia có kẽ, xổng xểnh vậy, đưa dao vào đấy, tất là có chỗ thừa. Vì thế mười chín năm mà lưỡi dao như mới rèn xong! Tuy vậy, mỗi khi đến chỗ vướng, tôi thấy nó khó làm, sậm sột, đem lòng sợ. Nhìn phải dừng; làm phải chậm; động dao rất sẽ; "xoạch" cái đã đứt như bùn rơi xuống đất. Cầm dao đứng đó, vì nó nhìn quanh, vì nó lơ láo, thỏa lòng vì dao tốt, đem cất nó đi. Văn Huệ Công nói: — Hay biết bao! Ta nghe lời nói của Bào Đinh, biết được phép "nuôi sống". (III) Công Văn Hiên thấy quan Hữu Sư liền giật mình nói: — Ấy người nào vậy? Làm sao lại một chân (4) vậy? Trời làm chăng hay người làm chăng? Đáp rằng: — Trời đấy, không phải người đâu! Trời sinh người ấy, bắt phải một chân. Người ta có làm chỉ là bề ngoài thôi. Vì vậy biết là trời chứ không phải người. (IV) Con trĩ ở chầm, mười bước một lần mổ, trăm bước một lần uống, không có mong nuôi ở trong lồng. Vẻ tuy khỏe, chả thích vậy! (V) Lão Đam chết, Tần Thỉ (5) tới viếng, gào ba tiếng mà ra. Học trò nói: — Không phải bạn của thầy sao? Đáp rằng: — Phải. — Thế mà viếng như thế được sao? — Phải! Trước kia ta cho hắn là người ấy, nhưng nay ta xem ra không phải. Ban nãy ta vào mà thăm có người già khóc hắn, như khóc con mình! Có người trẻ khóc hắn, như khóc mẹ mình! Hắn sở dĩ hợp với họ, tất có những chuyện không cần (6) nói mà nói, không cần (6) khóc mà khóc. Thế là trốn trời, nặng tình, quên phần mình đã nhận. Người đời xưa gọi đó là mang tội trốn trời. Thoắt đến, là thời của thầy! Thoắt đi là thuận cho thầy! Yên thời mà ở thuận, buồn vui không thể vào (7) được. Người đời cho thế là cởi cái treo (8) của Thượng đế. Chỉ trỏ cho đến cái làm củi là cùng. Lửa truyền đi, không biết được chỗ hết của nó. |
ed. 2023-06-29
No comments:
Post a Comment