Friday, 24 July 2015

05 Đức sung phù 德充符


Đức sung phù (I)
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.
  


 
1.
Nước Lỗ có kẻ cụt chân là Vương Thai. Kẻ theo học ông, ngang nhau với Trọng Ni. Thường Quý hỏi Trọng Ni:
— Vương Thai là kẻ cụt chân. Người theo học hắn, chia đôi nước Lỗ với thầy. Đứng không dạy (1), ngồi không bàn. Hư mà đi; thực mà về. Vậy vốn có cách dạy chẳng cần nói, không hình mà thành ở trong lòng hay sao? Hắn là người thế nào vậy?
2.
Trọng Ni đáp:
— Thầy ta là bậc thánh nhân. Khâu này đi sau, chưa đến được đó thôi. Khâu sẽ thờ làm thầy, mà huống chi là kẻ chẳng bằng Khâu! Cứ gì nước Lỗ. Khâu sẽ đem cả thiên hạ mà sẽ theo thầy ta!
3.
Thường Quý nói:
— Hắn là kẻ cụt chân, vậy mà được gọi là thầy Vương. Kể ra thực cũng xa với người thường. Như vậy, riêng hắn dùng lòng ra làm sao?
4.
Trọng Ni đáp:
— Chết, sống kể cũng là to, mà chẳng được cùng nó biến. Dù trời, đất sa, đổ, cũng sẽ chẳng cùng nó rơi... Xét rõ phần không giả, mà chẳng cùng vật đổi dời. Khiến vật hóa sinh, mà giữ phần chủ của nó...
5.
Thường Quý hỏi:
— Thế là thế nào?
6.
Trọng Ni đáp:
— Tự chỗ khác mà coi ra, thì gan, mật là Sở với Việt. Tự chỗ đồng mà coi ra, thì muôn vật đều là một cả. Nếu như vậy, dù cái hợp cho tai, mắt cũng không cần biết, mà chơi lòng ở chỗ hòa cùng đức. Các vật, nhìn vào chỗ nó là một, mà không thấy chỗ nó mất. Coi mất chân mình, cũng như bỏ rơi viên đất vậy.
7.
Thường Quý nói:
— Hắn là người đã lấy cái biết của mình xét được lòng mình; lấy lòng mình xét được lòng thường của mình, vậy vì sao các vật lại tôn trọng hắn?
8.
Trọng Ni đáp:
— Người ta không ai soi ở làn nước chảy, mà soi ở làn nước dừng. Chỉ có cái dừng là dừng được cái dừng của mọi vật. Chịu mệnh ở đất chỉ riêng thông, trắc (2) là chính, ở đông hay hè vẫn xanh xanh. Chịu mệnh ở trời, chỉ riêng Nghiêu, Thuấn là chính, ở đầu muôn vật, chính được sự sống, để chính sự sống của mọi vật. Kìa kẻ giữ được trưng triệu ban đầu, thực là chẳng sợ: dũng hơn một người, hùng vào được đám chín quân (3). Toan cầu danh mà biết sự yêu mình (4), mà còn như thế. Mà huống chi là hạng chủ được trời đất, chứa được muôn vật, chẳng qua là gửi vào sáu hài (5), nương vào tai mắt, thống nhất cái biết của trí mà lòng chưa từng chết đó sao? Thầy ta sẽ chọn ngày mà trút cái giả (6). Người ta tự theo đấy thôi! Nào thầy ta đâu chịu lấy mọi vật làm việc (7).








Đức sung phù (II)
1.

2.

3.

4.
羿  
5.
1.
Thân Đồ Gia là kẻ cụt chân, cùng Tử Sản nước Trịnh cùng học Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản bảo Thân Đồ Gia:
— Ta ra trước thì ngươi ở lại. Ngươi ra trước thì ta ở lại.
Ngày hôm sau lại cùng nhau chung thềm, cùng chiếu mà ngồi. Tử Sản bảo Thân Đồ Gia:
— Ta ra trước thì ngươi ở lại. Nay ta sắp ra. Ngươi có thể ở lại chăng, hay là chưa? Vả chăng, ngươi thấy kẻ cầm quyền chính (*2) mà không lánh! Ngươi ngang với kẻ cầm quyền chính sao?
2.
Thân Đồ Gia nói:
— Cửa thầy đây lại có hạng cầm quyền chính như thế ru? Ngươi thích cái cầm quyền chính của ngươi, mà không coi ai vào đâu nữa! Tôi nghe thầy dạy: "Gương sáng thì bụi vẩn không đọng; đọng thì không sáng... Ở lâu với hiền giả thì không lỗi (8) ..." Nay cái lớn mà người học lấy là ở nơi thầy. Vậy mà còn nói ra lời như thế chẳng cũng lỗi sao?
3.
Tử Sản nói:
— Người đã như thế rồi (9)! Còn toan ganh hay với vua Nghiêu. Kể đức của ngươi, chẳng đủ để tự xét lại mình sao?
4.
Thân Đồ Gia nói:
— Tự che đậy lỗi mình, cho là không đáng mất chân, hạng ấy nhiều. Không che đậy lỗi mình, cho là không đáng còn chân, hạng ấy ít. Biết không làm thế nào được, mà yên chịu nó như số mệnh, chỉ kẻ có đức mơi được thế. Rong chơi ở trong vòng của Nghệ (*3), khoảng giữa chính là chỗ trúng, vậy mà không bị tên là số mệnh mà thôi. Những kẻ cậy họ còn đủ chân mà cười tôi không đủ chân nhiều lắm. Tôi sầm mặt giận. Sang đến bên thầy thì bâng khuâng mà trở về (10). Không biết thầy có đem lẽ phải mà gột rửa tôi chăng? Tôi chơi với thầy mười chín năm, mà chưa từng biết mình là đứa cụt. Nay ngươi chơi với tôi ở trong hình xác, mà ngươi đòi tôi ở ngoài hình xác, chẳng cũng lỗi sao?
5.
Tử Sản áy náy, thay đổi vẻ mặt mà rằng:
— Ngươi đừng nói chuyện ấy nữa.



Đức sung phù (III)
1.

2.

3.

4.

5.

6.
使
7.
1.
Nước Lỗ có kẻ cụt chân là Thúc Sơn Vô Chỉ, cập kiễng đến ra mắt Trọng Ni. Trọng Ni nói:
— Nhà ngươi không cẩn thận, trước kia đã mắc vạ như thế, dù nay có đến, kịp đâu nữa?
2.
Vô Chỉ nói:
— Tôi chỉ vì không biết nên chăng, khinh thường dùng thân tôi, vì thế tôi mất chân. Nay tôi lại đây, hãy còn có cái chân quý hơn... Vì thế tôi mong giữ nó toàn vẹn. Kìa, trời không cái gì là không che, đất không cái gì là không chở, tôi lấy thầy làm trời, đất... Nào biết thầy mà còn như thế!
3.
Thầy Khổng nói:
— Thì ra Khâu này hẹp quá! Sao thầy không vào chơi? Xin đem những điều được nghe mà giảng với thầy...
4.
Vô Chỉ ra. Thầy Khổng nói:
— Các con em cố gắng lên! Kìa Vô Chỉ là kẻ cụt, còn mong học để bù lại cái xấu của nết trước. Huống chi là người đức còn toàn vẹn!
5.
Vô Chỉ nói chuyện với Lão Đam:
— Khổng Khâu chừng chưa phải bậc chí nhân! Hắn dạy làm chi nhao nhao (11) những học trò! Hắn lại còn mong nổi tiếng về những lẽ lém luốc (12), huyền hoặc. Không biết bậc chí nhân thì lấy thế làm gông cùm cho mình.
6.
Lão Đam:
— Sao không bảo ngay hắn lấy chết, sống làm cùng một điều; lấy nên, chăng làm cùng một xâu. Cởi gông, cùm cho hắn, có được không?
7.
Vô Chỉ nói:
— Trời bắt tội hắn! Cởi sao được!



Đức sung phù (IV)
1.
 祿  
2.
使使 穿使 使
3.

4.
使使
5.

6.

7.
1.
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Trọng Ni:
— Nước Vệ có con người xấu xí, tên là Ai Thai Đà. Đàn ông ai ở cùng hắn,  nhớ không thể bỏ được! Đàn bà thấy hắn, xin với cha mẹ rằng: "Làm vợ cả người khác, thà làm vợ lẽ cho thầy ta!" Mười mấy người thế rồi mà còn nữa!... Chưa từng có ai nghe thấy hắn cất tiếng hát: thường chỉ họa theo người ta mà thôi. Không có địa vị làm vua người ta, để cứu giúp người ta khỏi chết! Không có của cải chứa chất, để tròn bụng người ta! Lại xấu xí làm thiên hạ phải sợ. Họa chứ không xướng! Trí không ra khỏi bốn cõi. Vậy mà giống đực, giống cái ở xúm xít trước mặt. Ấy là hạng tất có cái gì khác với người. Quả nhân vời mà coi hắn, quả nhiên xấu xí làm cho thiên hạ phải sợ. Ở với quả nhân, không đến kể bằng tháng, mà quả nhân đã phải để ý đến cách làm người của hắn... Lại không đến đầy năm, mà quả nhân tin hắn...Trong nước không có kẻ cầm quyền, quả nhân giao việc nước cho hắn. Hắn dàu dàu rồi mới thưa, ơ hờ ra vẻ chối. Quả nhân thẹn thùng, rút lại giao việc nước cho hắn. Không bao lâu, hắn bỏ quả nhân mà đi. Quả nhân bâng khuâng như có mất cái gì. Như không có người để vui nước này nữa! Ấy là hạng người thế nào?
2.
Trọng Ni đáp:
— Khâu này từng sang sứ bên nước Sở. Chợt thấy đàn lợn con bú con lợn mẹ đã chết. Một lúc, chúng nhác nhìn (13), đều bỏ mẹ mà chạy... Không thấy mình nữa rồi! Không giống mình nữa rồi! Chúng sở dĩ yêu mẹ, không phải yêu xác mẹ, yêu cái sai khiến của xác đó thôi! Kẻ đánh trận mà chết, việc chôn họ không dùng đến yên ngựa (14). Cho kẻ cụt chân dép, nào họ có thích! Họ đều không có gốc rồi! Làm các nàng hầu của thiên tử, không cắt móng, không xỏ tai. Kẻ lấy vợ, việc ở ngoài đồng chẳng được lại sai khiến. Xác trọn vẹn còn đủ được thế, huống chi người có đức trọn vẹn. Nay Ai Thai Đà chưa nói mà người tin, không công mà người thân, khiến người trao nước cho mình, chỉ sợ mình không chịu nhận, ấy tất là người tài trọn vẹn mà đức không lộ ra bề ngoài!
3.
Ai Công hỏi:
— Thế nào là tài trọn vẹn?
4.
Trọng Ni đáp:
— Sống, chết, còn mất; cùng, đạt, nghèo,giàu; hiền với chẳng ra gì; khen với chê; đói, khát, rét, nắng; đó là lẽ biến đổi của sự vật; lối đi lại của số mệnh; ngày, đêm thay nhau ở trước mặt ta, và trí không không thể xét được lúc bắt đầu của nó. Cho nên không đáng để rối lòng hòa, không thể để lọt vào "kho thiêng". Khiến cho nó vui vẻ thông mà không bỏ mất "Đoái" (*4)! Khiến ngày, đêm không lui mà cùng muôn vật làm "xuân". Ấy là hạng tiếp ứng với ngoài mà sinh ra bốn mùa ở trong lòng. Thế gọi là có tài trọn vẹn.
5.
— Thế nào là đức không lộ ra ngoài?
6.
— Bằng phẳng, nước dừng đến thế là cùng. Cái nó có thể làm khuôn phép là: trong giữ lấy mà ngoài không trôi giạt. Đức là sửa mình mà gây được hòa. Đức không lộ, tức là vật không lìa bỏ được.
7.
Ai Công ngày khác bảo với thầy Mẫn:
— Trước kia, tôi cho việc quay mặt sang nam, làm vua thiên hạ, cầm quyền trị dân, lo cái chết của chúng, tự lấy thế làm thông lắm rồi. Nay tôi nghe lời bậc chí nhân, sợ tôi không có thực tài đức, khinh thường dùng thân tôi mà làm mất nước tôi. Tôi cùng Khổng Khâu không phải vua tôi, bạn về đạo đức mà thôi!



Đức sung phù (V)
1.
Chi Li là người kiễng cẳng, sứt môi, vào thuyết Linh Công nước Vệ. Linh Công thích hắn, nhìn đến người toàn vẹn, thấy cổ họ khẳng kheo. Úng Áng là người cổ bướu tầy cong, vào thuyết Hoàn Công nước Tề. Hoàn Công thích hắn, nhìn đến người toàn vẹn, thấy cổ họ khẳng kheo (*5).
2.
Cho nên đức có chỗ sở trường, mà hình có chỗ nên quên (15). Người ta không quên cái nên quên, mà quên cái không nên quên, thế mới thật là quên (16).
3.
Cho nên thánh nhân có chỗ chơi, mà trí là gở; ước là keo; đức là tiếp; khéo là buôn... Thánh nhân không mưu tính, dùng chi trí? Không đẽo gọt, dùng chi keo? Không mất mát, dùng chi đức? Không bán chác, dùng chi buôn? Bốn món đó là "trời bán". "Trời bán" tức là "trời nuôi" (17)... Đã được nuôi bởi trời, lại dùng chi đến người? Có hình của người nhưng không có tình của người. Có hình của người nên cùng đàn với người. Không tình của người, nên phải, trái không bận đến thân. Tủn mủn nhỏ thay! Ấy phần để thuộc về người! Đồ sộ lớn thay! Riêng mình gây được một trời.





Đức sung phù (VI)
1.
Thầy Huệ hỏi thầy Trang:
— Giống người vốn không có tình sao?
2.
Thầy Trang đáp:
— Phải!
3.
Thầy Huệ nói:
— Người mà không có tình, lấy gì gọi là người?
4.
Thầy Trang nói:
— Đạo cho nó có mặt, trời cho nó có hình, không gọi là người sao được?
5.
Thầy Huệ tiếp:
— Đã gọi là người, không có tình sao được?
6.
Thầy Trang nói:
— Cái đó không phải cái tôi gọi là tình. Cái tôi gọi là không có tình, là nói con người ta trong không lấy yêu ghét làm hại thân mình; thường nhân lẽ tự nhiên mà chẳng "cần ích cho sống" (18).
7.
Thầy Huệ nói:
— Không ích sống, sao cho nó có được thân mình?
8.
Thầy Trang tiếp:
— Đạo cho nó có mặt, trời cho nó có hình, trong không lấy yêu ghét làm hại đến thân... Nay thầy coi ngoài thần mình, làm mệt tinh mình (19), tựa cây lên giọng ngâm, bám gốc ngô khô, nhắm mắt làm thinh! Trời lựa cho thầy thân hình, thầy lấy chuyện "trắng, dắn" (*6) mà nổi danh! (20)

ed. 2023-06-29





































































No comments:

Post a Comment