Friday 24 July 2015

05 Đức sung phù 德充符 - chú thích


ghi chú * (của Nhượng Tống)

(*1) Dấu hiệu của đạo đức đầy đủ. 

(*2) Tử Sản làm chức tướng quốc, cầm chính quyền cả nước.
(*3) Nghệ: một ông vua tài về nghề bắn cung, đã từng bắn rơi chín từng mặt trời.

(*4) Đoái, một trong tám quẻ kinh Dịch, có nghĩa là vui vẻ.
(*5) Thích đến nỗi cả hai ông vua đều thấy các người toàn vẹn là xấu xa, thế mới thật là thích. Tư tưởng thật là lạ lùng. Xưa có kẻ phải lòng một con đĩ chột mắt, cho đàn bà trong đời đều thừa một mắt. Ai cũng cho là chuyện lạ tuyệt đời, nào có biết là đánh cắp ý ở đây. (Lời chua của Lâm Tây Trọng)
(*6) "Trắng, dắn" là lối "luận li" của thầy Huệ. 


chú thích (hv-ebook)


(1) đứng không dạy: nguyên văn lập bất giáo . Sách in sai thành "đứng không dậy" (cf. Nhượng Tống, trang 110). 

(2) thông, trắc: nguyên văn tùng bách  cây tùng, cây bách.
(3) chín quân: nguyên văn cửu quân . Bao gồm lục quân  của thiên tử và tam quân  của chư hầu. Thời Chu, một quân  có một vạn hai ngàn năm trăm người.  
(4) Toan cầu danh mà biết sự yêu mình: nguyên văn tương cầu danh nhi năng tự yêu giả , ý nói: "vì ham danh mà họ còn dám làm việc ấy".
(5) sáu hài: nguyên văn lục hài , chỉ "đầu mình chân tay", tức là "thân thể".
(6) trút cái giả: nguyên văn đăng giả , cũng như đăng cách , nghĩa là: (a) đi lên tiên, gọi húy đế vương chết là đăng giả . (b) lên tới một cảnh giới nào đó.
(7) Nào thầy ta đâu chịu lấy mọi vật làm việc: nguyên văn Bỉ thả hà khẳng dĩ vật vi sự hồ , ý nói: "người đó nào có muốn đem mình làm công cho thiên hạ đâu". 
(8) Ở lâu với hiền giả thì không lỗi: nguyên văn cửu dữ hiền nhân xử tắc vô quá . Chắc hẳn sách của Nhượng Tống đã in sai thành: Ở lâu với hiền giả thì không lỗ. Nguyễn Duy Cần dịch là: "Ở lâu với bậc hiền giả thì ắt không lỗi lầm." (cf. trang 303).
(9) Người đã như thế rồi: nguyên văn tử kí nhược thị hĩ , nghĩa là: "Ngươi là người đã (tàn tật) như thế rồi".  

(10) bâng khuâng mà trở về: nguyên văn phế nhiên nhi phản , nghĩa là: "tức giận tiêu tan hết cả, lấy lại vẻ bình thường". 
(11) nhao nhao: nguyên văn tân tân , cũng như tần tần , nghĩa là "đông, nhiều".
(12) lém luốc: nguyên văn xúc quỷ , nghĩa là "kì dị". 

(13) nhác nhìn: nguyên văn chữ Hán thuấn , theo Hán Ngữ Đại Từ Điển có nhiều nghĩa: (a) nhìn, đưa mắt nhìn; (b) nháy mắt, đưa mắt ra hiệu; (c) hoảng, kinh. Nhượng Tống dùng "nhác nhìn" hàm nghĩa "nhìn và có vẻ nhớn nhác (sợ)" (cf. trang 116). Nguyễn Duy Cần dịch là "ngơ ngác" (cf. trang 319). Nguyễn Hiến Lê dịch là "hoảng hốt" (cf. trang 208), giống như Hán Ngữ Đại Từ Điển trong nghĩa thứ ba (c), cũng có câu văn này của Trang Tử đưa ra làm thí dụ.
(14) yên ngựa: chữ Hán sáp , có một nghĩa là: "vật hình dạng giống như cái quạt lớn có cán để trang sức hai bên quan tài". Nguyễn Duy Cần dịch là "yên ngựa để bọc thây" (cf.
trang 319). Nguyễn Hiến Lê dịch là: "đồ trang sức vũ khí để trang sức quan tài" (cf. trang 209).  

(15) Cho nên đức có chỗ sở trường, mà hình có chỗ nên quên: nguyên văn cố đức hữu sở trường, nhi hình hữu sở vong , , tức là: Kẻ có đức hơn người thì có thể làm cho người khác quên đi hình hài (xấu xí, kì quái của mình).
(16) Người ta không quên cái nên quên, mà quên cái không nên quên, thế mới thật là quên: nguyên văn nhân bất vong kì sở vong, nhi vong kì sở bất vong, thử vị thành vong , , , tức là: Người ta (trái lại với kẻ có đức lớn) thì không biết quên đi "hình hài", mà lại quên mất "đức lớn", đó gọi là quên "thật rồi".
(17) "Trời bán" tức là "trời nuôi": nguyên văn Thiên dục giả, thiên thực dã , . Nguyễn Duy Cần dịch: "Trời nuôi, tức là trời cho hấp thụ (cái món ăn của trời)" (cf. trang 211).

(18) thường nhân lẽ tự nhiên mà chẳng "cần ích cho sống": nguyên văn thường nhân tự nhiên nhi bất ích sanh dã . Nguyễn Duy Cần dịch: "thường nên theo lẽ tự nhiên mà đừng thêm gì cho thiên tính" (cf. trang 329).
(19) coi ngoài thần mình, làm mệt tinh mình: nguyên văn ngoại hồ tử chi thần lao hồ tử chi tinh , . Sách Nhượng Tống in sai thành: "coi ngoài thân mình, làm mệt tính mình" (cf. trang 119). Nguyễn Duy Cần dịch: "vụ cái bên ngoài của thần minh của ông, để hao tổn tinh lực của ông" (cf. trang 330).
(20) Trời lựa cho thầy thân hình, thầy lấy chuyện "trắng, dắn" mà nổi danh: nguyên văn thiên tuyển chi hình, tử dĩ kiên bạch minh , . Chữ Hán minh  có một nghĩa là: "tiếng tăm, nổi tiếng", như trong Dịch Kinh : Minh khiêm, trinh cát ,  (Khiêm quái ) Có tiếng tăm về đức khiêm, (nếu) chính đáng thì tốt. Tuy nhiên, dịch chữ Hán minh  theo nghĩa là "kêu, gáy" cũng có phần thích hợp với giọng giễu cợt của Trang Tử đối với lập luận (nổi tiếng) của Công Tôn Long: Trời lựa cho thầy thân hình, thầy lấy chuyện "trắng, dắn" mà gáy o o! Nguyễn Hiến Lê hình như cũng dịch theo ý ấy: Trời cho ông hình hài mà ông dùng nó để phiếm luận về "cứng" và "trắng" (cf. trang 212).  














No comments:

Post a Comment