大宗師 | Đại Tông Sư (I) |
1.
知天之所為,知 人之所為者,至矣 !知天之所為者, 天而生也;知人之 所為者,以其知之 所知,以養其知之 所不知,終其天年 而不中道夭者,是 知之盛也。 雖然,有患,夫 知有所待而後當, 其所待者特未定也 。庸詎知吾所謂天 之非人乎?所謂人 之非天乎? 2. 且有真人而後有 真知。何謂真人? 古之真人,不逆寡 ,不雄成,不謨士 。若然者,過而弗 悔,當而不自得也 。若然者,登高不 慄,入水不濡,入 火不熱,是知之能 登假於道者也若此 。 3. 古之真人,其寢 不夢,其覺無憂, 其食不甘,其息深 深。真人之息以踵 ,眾人之息以喉。 屈服者,其嗌言若 哇。其耆欲深者, 其天機淺。 4. 古之真人,不知 說生,不知惡死。 其出不訢,其入不 距。翛然而往,翛 然而來而矣。不忘 其所始,不求其所 終。受而喜之,忘 而復之。是之謂不 以心損道,不以人 助天,是之謂真人 。 5. 若然者,其心忘 ,其容寂,其顙頯 。淒然似秋,煖然 似春,喜怒通四時 ,與物有宜而莫知 其極。 6. 故聖人之用兵也 ,亡國而不失人心 ;利澤施乎萬世, 不為愛人,故樂通 物,非聖人也;有 親,非仁也;天時 ,非賢也;利害不 通,非君子也;行 名失己,非士也; 亡身不真,非役人 也。若狐不偕、務 光、伯夷、叔齊、 箕子、胥餘、紀他 、申徒狄,是役人 之役,適人之適, 而不自適其適者也 。 7. 古之真人,其狀 義而不朋,若不足 而不承;與乎其觚 而不堅也,張乎其 虛而不華也;邴邴 乎其似喜也,崔乎 其不得已也,滀乎 進我色也,與乎止 我德也,厲乎其似 世也,謷乎其未可 制也,連乎其似好 閉也,悗乎忘其言 也。以刑為體,以 禮為翼,以知為時 ,以德為循。以刑 為體者,綽乎其殺 也;以禮為翼者, 所以行於世也;以 知為時者,不得已 於事也;以德為循 者,言其與有足者 至於丘也;而人真 以為勤行者也。故 其好之也一,其弗 好之也一。其一也 一,其不一也一。 其一與天為徒,其 不一與人為徒,天 與人不相勝也,是 之謂真人。 8. 死生,命也;其 有夜旦之常,天也 。人之有所不得與 ,皆物之情也。彼 特以天為父,而身 猶愛之,而況其卓 乎!人特以有君為 愈乎己,而身猶死 之,而況其真乎! 9. 泉涸,魚相與處 於陸,相呴以濕, 相濡以沫,不如相 忘於江湖。與其譽 堯而非桀也,不如 兩忘而化其道。夫 大塊載我以形,勞 我以生,佚我以老 ,息我以死。故善 吾生者,乃所以善 吾死也。夫藏舟於 壑,藏山於澤,謂 之固矣!然而夜半 有力者負之而走, 昧者不知也。藏小 大有宜,猶有所遯 。若夫藏天下於天 下而不得所遯,是 恆物之大情也。特 犯人之形而猶喜之 。若人之形者,萬 化而未始有極也, 其為樂可勝計邪? 故聖人將遊於物之 所不得遯而皆存。 善夭善老,善始善 終,人猶效之,又 況萬物之所係,而 一化之所待乎! 10. 夫道,有情有信 ,無為無形;可傳 而不可受,可得而 不可見;自本自根 ,未有天地,自古 以固存;神鬼神帝 ,生天生地;在太 極之上而不為高, 在六極之下而不為 深,先天地生而不 為久,長於上古而 不為老。狶韋氏得 之,以挈天地;伏 戲氏得之,以襲氣 母;維斗得之,終 古不忒;日月得之 ,終古不息;堪坏 得之,以襲崑崙; 馮夷得之,以遊大 川;肩吾得之,以 處大山;黃 帝得之 ,以登雲天;顓頊 得之,以處玄宮; 禺強得之,立乎北 極;西王母得之, 坐乎少廣,莫知其 始,莫知其終;彭 祖得之,上及有虞 ,下及五伯;傅說 得之,以相 武丁, 奄有天下,乘東維 ,騎箕尾,而比於 列星。 |
1.
Biết cái mà trời làm, biết cái mà người làm, ấy là rất mực rồi. Biết cái mà trời làm, là trời mà sinh... Biết cái mà người làm, là kẻ lấy cái mà trí mình biết, để nuôi cái mà mình không biết, hưởng trọn tuổi trời cùng mình, mà chẳng chết yểu giữa đường: ấy là cái biết đã giàu thịnh. Tuy vậy có điều lo: kìa trí phải có cái chờ đợi rồi mới đích đáng. Chỉ có điều cái mà nó chờ đợi thì chưa định. Nào biết cái mà ta bảo là trời lại chẳng phải là người? Mà cái bảo là người lại chẳng phải là trời? 2. Vả chăng, có bậc "thật là người" (chân nhân) rồi mới có cái "thật là biết" (chân tri)... Thế nào là bậc "thật là người"? Bậc "thật là người" đời xưa, không trái số ít; không hùng vì thành (1), không mưu tính mọi việc. Kẻ như vậy, lỗi mà chẳng ăn năn, đáng mà không tự đắc. Kẻ như vậy, lên cao không run, vào nước không ướt, vào lửa không nóng. Trí có thể lên tới (2) được đạo là như thế... 3. Bậc "thật là người" đời xưa, lúc ngủ không mộng; lúc thức không lo; lúc ăn không ngon; lúc thở thẳm sâu... Bậc "thật là người" thở bằng gót chân. Còn người thường thì thở bằng cuống họng. Kẻ khuất phục người thì nói trong cổ như ọa! Kẻ ham muốn sâu, thì cơ trời nông. 4. Bậc "thật là người" đời xưa, không biết thích sống, không biết ghét chết; lúc ra không hớn hở, lúc vào không dập nập (3); phất phơ mà đi, phất phơ mà lại, thế mà thôi! Không quên nơi mà mình bắt đầu; không cần nơi mà mình đến rốt; nhận mà mừng nó; quên mà trở lại nó. Thế gọi là không lấy lòng bỏ đạo, không lấy người giúp trời. Thế gọi là "thật là người". 5. Kẻ như vậy, lòng họ không quên; mặt họ lặng, trán họ phẳng (4); mát mẻ như mùa thu; ấm áp như mùa xuân; mừng giận thông với bốn mùa, có cách hợp với vật mà không ai biết đến đâu là cùng. 6. Cho nên bậc thánh nhân dụng binh, làm mất nước mà không làm mất lòng người (5), lợi lộc và ân trạch kịp tới muôn đời mà chẳng vì yêu người. Cho nên ham giúp vật (6) không phải là thánh nhân; có kẻ thân, không phải là nhân giả (7); biết có thời trời, không phải là hiền triết (8); không suốt lợi, hại, không phải là quân tử (9); làm theo danh, bỏ mất mình, không phải là sĩ phu; mất mạng, không rõ lẽ thật, không phải là hạng sai được người. Như Hồ Bất Giai, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, Cơ Tử, Tư Dư, Kỉ Tha, Thân Đồ Địch, là hạng làm việc làm của người, thích cái thích của người mà chẳng tự thích cái thích của mình vậy (10). 7. Bậc "thật là người" đời xưa, bề ngoài họ có nghĩa mà không bè đảng; như không đủ mà không thừa phụng. Nhởn nhơ, họ vuông mà không dắn (11). Bao la, họ trống rỗng mà không phù hoa! Hớn hở vậy, họ như vẻ mừng! Nhũn nhặn vậy, họ cực chẳng đặng đừng Sắc mặt ta, chứa chan tiến Đạo đức ta, thong thả dừng Xấu xa, họ giống như người thế! Nghễu nghện, họ là kẻ chưa dễ mà kiềm chế Lặng thinh, họ như thích trơ trọi! Bịn rịn, họ quên cả nói Họ lấy hình phạt làm thể; lấy lễ phép làm cánh; lấy trí tuệ làm thời; lấy đạo đức làm lối theo. Lấy hình phạt làm thể là họ giết đấy mà khoan thai... Lấy lễ phép làm cánh là dùng nó để làm việc với đời... Lấy trí tuệ làm thời là chẳng được dừng về mọi việc... Lấy đạo đức làm lối theo, là ý nói: kẻ có chân thì họ cùng đi với cho tới bến; vậy mà người ta cho là kẻ siêng đi. Cho nên những cái họ thích là một; những cái họ chẳng thích là một; cái một của họ là một; cái chẳng một của họ là một. Cái một của họ làm một với trời. Cái chẳng một của họ làm một với người. Trời và người chẩng hơn lẫn nhau. Thật gọi là "thật là người". 8. Chết, sống là mệnh. Cũng như có đêm, sớm là thường. Đó là trời. Cái mà người ta có điều chẳng được dự, mà đều là tình thực của mọi vật. Họ chỉ lấy trời làm cha, mà thân còn yêu nó, huống chi là phần cao chót? Người ta chỉ cho chỉ có vua là hơn mình, mà còn đem thân chết cho nó, huống chi là cái đích thật? 9. Suối cạn, cá cùng nhau ở trên đất, lấy ướt mớm nhau, lấy dãi thấm nhau, không bằng quên nhau ở khoảng sông, hồ! Cầm bằng khen Nghiêu mà chê Kiệt, không bằng quên cả đôi mà hóa theo đạo của mình! <Kìa "khối lớn" chở ta bằng hình xác, mệt ta bằng sự sống, cho ta rỗi bằng tuổi già, để ta nghỉ bằng lúc chết, cho nên khéo nuôi cái sống của ta, tức là để khéo liệu cái chết của ta!> (28) Kìa giấu thuyền vào trong khe, giấu núi vào trong chầm, bảo thế là vững rồi. Nhưng nửa đêm kẻ có sức vác nó mà chạy. Kẻ ngu tối không biết thế. Cách giấu nhỏ, lớn (12) có phép, còn có cách trốn giấu. Đến như giấu thiên hạ vào thiên hạ, thì không có cách gì trốn được. Đó là "tình lớn" của vật thường (13). <Chỉ đúc làm hình người thôi, mà còn mừng rỡ (14). Nếu kẻ có hình người lại biến hóa muôn cách mà chưa hề có cùng, cái đó nó làm cho sung sướng, dễ kể xiết sao?> (29) Cho nên thánh nhân chơi ở chỗ mọi vật trốn không được, mà đều còn cả. Khéo chết, khéo già, khéo trước, khéo sau, thế mà người ta còn bắt chước, huống chi là chỗ muôn vật phải quan hệ, mà một hóa phải chờ đợi? (15) 10. Kìa Đạo: có tình; có tín; không làm; không hình; truyền được mà chịu không được (16); biết được mà thấy không được; tự có gốc, tự có rễ; vốn tồn tại từ xưa, khi chưa có trời, đất; làm thiêng liêng quỷ thần, Thượng Đế; sinh ra Trời, sinh ra Đất; ở trước "thái cực" mà chẳng là cao; ở dưới "lục cực" (17) mà chẳng là sâu; sinh ra trước Trời, Đất mà chẳng là lâu; dài hơn thượng cổ mà chẳng là già... Hi Vi được nó để cắp (18) lấy Trời, Đất. Phục Hi được nó để chụp lấy (19) "mẹ của khí". Bắc Đẩu (20) được nó, trọn nghìn xưa chẳng sai. Mặt Trời, mặt Trăng được nó, trọn nghìn xưa chẳng tắt. Kham Phi được nó làm thần Côn Lôn. Bằng Di được nó, để ra chơi sông lớn. Kiên Ngô được nó, để ở núi Thái. Hoàng Đế được nó, để lên Trời Mây. Chuyên Húc được nó, để ngự cung Huyền. Ngung Cường được nó, để ở Bắc Cực. Tây Vương Mẫu được nó, ngồi ở đền Thiếu Quảng, không ai biết sinh từ bao giờ, không ai biết bao giờ sẽ chết. Bành Tổ được nó, sống trên từ đời Hữu Ngu (21), dưới đến đền năm Bá. Phó Duyệt được nó, để giúp Vũ Đinh, gồm có thiên hạ, lên cõi Đông, cưỡi Cơ, Vĩ, mà sánh với các vì sao! |
大宗師 | Đại Tông Sư (II) |
1.
南伯子葵問乎女 偊曰:「子之年長 矣,而色若孺子, 何也?」 2. 曰:「吾聞道矣 。」 3. 南伯子葵曰:「 道可得學邪?」 4. 曰:「惡!惡可 !子非其人也。夫 卜梁倚有聖人之才 而無聖人之道,我 有聖人之道而無聖 人之才。吾欲以教 之,庶幾其果為聖 人乎?不然,以聖 人之道告聖人 之才 ,亦易矣。吾猶告 而守之,三日而後 能外天下;已外天 下矣,吾又守之, 七日而後能外物; 已外物矣,吾又守 之,九日而後能外 生;已外生矣,而 後能朝徹;朝徹, 而後能見獨;見獨 ,而後能無古今; 無古今,而後能入 於不死不生。殺生 者不死,生生者不 生。其為物,無不 將也,無不迎也, 無不毀也,無不成 也。其名為攖寧。 攖寧也者,攖而後 成者也。」 5. 南伯子葵曰:「 子獨惡乎聞之?」 6. 曰:「聞諸副墨 之子,副墨之子聞 諸洛誦之孫,洛誦 之孫聞之瞻明,瞻 明聞之聶許,聶許 聞之需役,需役聞 之於謳,於謳聞之 玄冥,玄冥聞之參 寥,參寥聞之疑始 。」 |
1.
Nam Bá Tử Quỳ hỏi Nhữ Vũ rằng: — Tuổi của thầy nhiều rồi, mà sắc mặt như con trẻ, sao vậy? 2. Đáp: — Tôi đã được nghe đạo. 3. Nam Bá Tử Quỳ tiếp: — Đạo có thể học được chăng? 4. — Ồ! Học sao được! Nhà ngươi không phải là hạng người ấy. Kìa Bốc Lương Ỷ có tài của thánh nhân mà không đạo của thánh nhân. Tôi thì có đạo của thánh nhân mà không tài của thánh nhân. Tôi muốn đem dạy hắn, họa là hắn có làm nổi thánh nhân chăng? Nếu không thế, đem đạo của thánh nhân, bảo kẻ có tài của thánh nhân, cũng là dễ rồi, vậy mà tôi còn phải giữ hắn lại, rồi mới bảo hắn. Ba ngày mới biết gạt thiên hạ ra ngoài. Đã gạt thiên hạ ra ngoài, tôi lại giữ hắn, bảy ngày mới biết gạt vật ra ngoài. Đã gạt vật ra ngoài, tôi lại giữ hắn, chín ngày mới biết gạt sống ra ngoài. Gạt sống ra ngoài rồi, mới có thể sớm suốt (22). Sớm suốt rồi mới có thể thấy một (23). Thấy một rồi mới có thể không xưa, nay. Không xưa, nay rồi mới có thể vào cõi không chết. Cái sinh sống không sống. Kể là vật thì nó không lúc nào là không đưa, không lúc nào là không đón, không lúc nào là không hủy, không lúc nào là không thành. Tên nó là "chạm yên" (anh ninh) (24). "Chạm yên" nghĩa là có cái động chạm rồi mới thành. 5. Nam Bá Tử Quỳ hỏi: — Riêng thầy nghe nó ở đâu? 6. Đáp: — Nghe nó ở con ông Bút Mực. Con ông Bút Mực nghe ở cháu ông Học Hành (25). Cháu ông Học Hành nghe ở ông Xem Xét. Ông Xem Xét nghe ở ông Ngẫm Nghĩ. Ông Ngẫm Nghĩ nghe ở ông Chăm Chỉ. Ông Chăm Chỉ nghe ở ông Ca Ngợi. Ông Ca Ngợi nghe ở ông Huyền Minh. Ông Huyền Minh nghe ở ông Man Mác. Ông Man Mác nghe ở ông Nghi Thủy (ngờ có sự bắt đầu). (26) |
大宗師 | Đại Tông Sư (III) |
1.
子祀、子輿、子 犂、子來四人相與 語曰:「孰能以無 為首,以生為脊, 以死為尻,孰知死 生存亡之一體者, 吾與之友矣!」四 人相視而笑,莫逆 於心,遂相與為友 。 2. 俄而子輿有病, 子祀往問之。曰: 「偉哉,夫造物者 將以予為此拘拘也 。曲僂發背,上有 五管,頤隱於齊, 肩高於頂,句贅指 天。」陰陽之氣有 沴,其心閒而無事 :「嗟乎!夫造物 者又將以予為此拘 拘也。」 3. 子祀曰:「女惡 之乎?」 4. 曰:「亡,予何 惡!浸假而化予之 左臂以為雞,予因 以求時夜;浸假而 化予之右臂以為彈 ,予因以求鴞炙; 浸假而化予之尻以 為輪,以神為馬, 予因以乘之, 豈更 駕哉!且夫得者, 時也;失者,順也 。安時而處順,哀 樂不能入也,此古 之所謂縣解也,而 不能自解者,物有 結之。且夫物不勝 天久矣,吾又何惡 焉!」 5. 俄而子來有病, 喘喘然將死。其妻 子環而泣之。子犂 往問之,曰:「叱 !避!無怛化!」 倚其戶與之語曰: 「偉哉造化!又將 奚以汝為?將奚以 汝適?以汝為鼠肝 乎?以汝為蟲臂乎 ?」 6. 子來曰:「父母 於子,東西南北, 唯命之從。陰陽於 人,不翅於父母。 彼近吾死而我不聽 ,我則悍矣,彼何 罪焉?夫大塊載我 以形,勞我以生, 佚我以老,息 我以 死。故善吾生者, 乃所以善吾死也。 今大冶鑄金,金踊 躍曰:『我且必為 鏌琊!』大冶必以 為不祥之金。今一 犯人之形,而曰: 『人耳人耳』夫造 化者必以為不 祥之 人。特犯人之形而 猶喜之。若人之形 者,萬化而未始有 極也,其為樂可勝 計耶?今一以天地 為大鑪,以造化為 大冶,惡乎往而不 可哉!」成然寐, 蘧然覺。 |
1.
Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai, bốn người nói với nhau: — Ai có thể lấy "không" làm đầu, lấy sống làm sống lưng, lấy chết làm xương cùng? Ai biết chết sống, còn mất là một thể? Ta sẽ cùng họ làm bạn? Bốn người nhìn nhau cười, không thấy ai nghịch ở lòng, đoạn cùng nhau làm bạn. 2. Ít lâu sau mà Tử Dư có bệnh. Tử Tự sang hỏi thăm. Chàng nói: — Lớn lao thay đấng Tạo Vật! Sẽ lấy tôi làm hạng co quắp này! Tấm lưng cong gù! năm tạng ở trên! mép lẩn dưới rốn! vai cao hơn đỉnh đầu! bới tóc chỉ thiên!... Khí Âm, Dương chừng có sai suyễn! Lòng này thư nhàn mà không việc, lọm khọm ra soi ở giếng rồi nói: Chao ôi! Đấng Tạo Vật sẽ lấy tôi làm hạng co quắp này! 3. Tử Tự nói: — Anh ghét cái đó sao? 4. — Không! Tôi ghét làm chi! Chẫm rãi mà hóa cánh tay trái tôi làm con gà. Tôi sẽ nhân để xét ngày đêm! Chẫm rãi mà hóa cánh tay phải tôi làm viên đạn. Tôi sẽ nhân để kiếm chả chim! Chẫm rãi mà hóa xương cùng tôi làm bánh xe, lấy thần hồn làm ngựa. Tôi sẽ nhân mà cưỡi nó, há lại tìm xe đâu nữa? Vả chăng được ấy là thời, mất ấy là thuận. Yên thời mà ở thuận, buồn vui không thể vào được. Ấy là cái mà đời xưa gọi là "cởi treo". Treo mà không tự cởi được là vì vật có cái thắt buộc nó. Vậy mà đã từ lâu vật không thắng nổi trời, tôi lại ghét làm chi! 5. Ít lâu sau mà Tử Lai có bệnh suyễn hổn hển sắp chết. Vợ, con đứng quanh mà khóc chàng. Tử Lê sang hỏi thăm, chàng nói: — Ồ! Lánh ra! Chớ làm cho người hóa sợ! Rồi tựa vào cổng, nói chuyện với chàng: — Lớn lao thay đấng Tạo Hóa! Lại sắp dùng anh làm gì? Sắp đem anh đi đâu? Lấy anh làm gan chuột chăng? Lấy anh làm cánh sâu chăng? 6. Tử Lai nói: — Con với cha, mẹ: Đông, Tây, Nam, Bắc, cứ sai khiến là phải theo. Âm, Dương với người ta, chẳng ví cũng như (27) cha, mẹ sao? Nó đẩy gần tôi với cái chết, mà tôi không nghe nó thì tôi ngỗ nghịch, chứ nó có tội gì. Kìa khối lớn chở ta bằng hình xác; mệt ta bằng sự sống; cho ta rỗi bằng tuổi già; để ta nghỉ bằng lúc chết... Cho nên khéo nuôi cái sống của ta, tức là để khéo liệu cái chết của ta. (28) Nay người phó cả đúc sắt. Sắt lại nhảy nhót mà nói: "Tôi tất sẽ làm thanh Mạc Da." (*1) Người phó cả tất cho là thứ sắt quái gở! Nay một kẻ sắp đem đúc làm hình người, mà lại nói: "Người thôi! Người thôi!" Đấng Tạo Hóa tất cho là con người quái gở. Chỉ đúc làm hình người thôi, mà còn mừng rỡ (14). Nếu kẻ có hình người lại biến hóa muôn cách mà chưa hề có cùng, cái đó nó làm cho sung sướng, dễ kể xiết sao? (29) Nay lấy Trời, Đất là lò lớn, lấy Tạo Hóa làm phó cả, đi vào đâu mà chẳng được ru? Im lìm ngủ! Ơ hờ thức! (30) |
大宗師 | Đại Tông Sư (IV) |
1.
子桑戶、孟子反 、子琴張三人相與 語曰:「孰能相與 於無相與,相為於 無相為,孰能登天 遊霧,撓挑無極, 相忘以生,無所終 窮?」 2. 三人相視而笑, 莫逆於心,遂相與 為友。 3. 莫然有間,而子 桑戶死,未葬。孔 子聞之,使子貢往 侍事焉。或編曲, 或鼓琴,相和而歌 曰:「嗟來桑戶乎 !嗟來桑戶乎!而 已反其真,而我猶 為人猗!」子貢趨 而進曰:「敢問臨 尸而歌,禮乎?」 4. 二人相視而笑曰 :「是惡知禮意! 」 5. 子貢反,以告孔 子曰:「彼何人者 邪?修行無有,而 外其形骸,臨尸而 歌,顏色不變,無 以命之。彼何人者 邪?」 6. 孔子曰:「彼, 遊方之外者也,而 丘,遊方之內者也 。外內不相及,而 丘使女往弔之,丘 則陋矣!彼方且與 造物者為人,而遊 乎天地之一氣。彼 以生為附贅縣 疣, 以死為決 潰癰。夫 若然者,又惡知死 生先後之所在!假 於異物,托於同體 ;忘其肝膽,遺其 耳目;反覆終始, 不知端倪;芒然彷 徨乎塵垢之外,逍 遙乎無為 之業。彼 又惡能憒憒然為世 俗之禮,以觀眾人 之耳目哉!」 7. 子貢曰:「然則 夫子何方之依?」 8. 孔子曰:「丘, 天之戮民也。雖然 ,吾與汝共之。」 9. 子貢曰:「敢問 其方?」 10. 孔子曰:「魚相 造乎水,人相造乎 道。相造乎水者, 穿池而養給;相造 乎道者,無事而生 定。故曰:魚相忘 乎江湖,人相忘乎 道術。」 11. 子貢曰:「敢問 畸人?」 12. 曰:「畸人者, 畸於人而侔於天。 故曰:天之小人, 人之君子;天之君 子,人之小人也。 」 |
1.
Tử Tang Hộ, Mạnh Tử Phản, Tử Cầm Trương (31), ba người nói với nhau: — Ai có thể hợp nhau ở chỗ không hợp nhau? vì nhau ở chỗ không vì nhau? ai có thể lên trời, chơi với sương? trêu ghẹo cái vô cực? quên nhau mà sống? không đến đâu là trọn cùng? 2. Ba người nhìn nhau mà cười, không ai nghịch ở lòng, liền làm bạn với nhau. 3. Im đi một dạo, rồi thầy Tang Hộ chết. Chưa chôn... Thầy Khổng nghe tin, sai Tử Cống sang giúp việc. (Hai người bạn) kẻ sắp khúc, kẻ gảy đàn, họa nhau mà hát: "Này hỡi Tang Hộ ơi! "Này hỡi Tang Hộ ơi! "Anh đã trở lại đời thật của anh rồi đó! "Mà chúng tôi còn vẫn làm người! "Hỡi ôi!" Tử Cống rảo lên thưa — Dám hỏi: đến bên thây mà hát là lễ chăng? (32) 4. Hai người nhìn nhau cười mà rằng: — Hạng ấy đâu biết ý của lễ! 5. Tử Cống về, đem nói với thầy Khổng và hỏi: — Họ là người thế nào? Không có tu hành, mà coi ngoài hình hài của mình! Đến bên thây mà hát, sắc mặt không đổi! Không gọi là hạng gì được! Họ là người thế nào vậy? 6. Thầy Khổng đáp: — Họ là kẻ chơi ở ngoài đời. Còn Khâu thì là kẻ chơi ở trong đời. Trong và ngoài không kịp nhau, mà Khâu sai mi sang thăm họ, Khâu thì hủ lậu thật! Họ còn đương làm người với đấng Tạo Vật, mà chơi vào một khí của Trời, Đất! Họ cho sống là thịt thừa, bướu lẩy, cho chết là tan báng, vỡ nhọt! Mà như vậy, họ lại biết chết, sống, trước, sau, là ở chỗ nào. Mượn vào vật khác; gửi vào thể giống; quên gan, mật mình; bỏ sót tai, mắt mình; dăn dở làm sau, trước (33); không rõ mối đầu... (34) Tờ mờ lang thang ở ngoài ghét, bụi (35) ... Tiêu dao với nghiệp không làm (36) ... Họ lại có thể rối rít giữ lễ của thế tục để chiều tai, mắt mọi người được đâu? 7. Tử Cống hỏi: — Vậy thì thầy sao cứ dựa vào đời? 8. Đáp: — Khâu là tên dân trời bắt tội! Tuy vậy, ta cùng mi cùng đi!... 9. Tử Cống nói: — Dám hỏi phép ấy thế nào? 10. Thầy Khổng đáp: — Cá sống với nhau ở nước. Người sống với nhau ở đạo. Giống sống vơi nhau ở nước, luồn ao mà đủ cấp dưỡng. Kẻ sống với nhau ở đạo, không việc mà sinh ra định. Cho nên nói: "Cá quên nhau ở sông, hồ; người quên nhau về đạo thuật." 11. Tử Cống: — Dám hỏi hạng người lìa đời (37)? 12. — Hạng lìa đời là hạng lìa với người mà sánh với trời (38). Cho nên nói rằng: Tiểu nhân của trời là quân tử của người! Quân tử của người là tiểu nhân của trời vậy! |
大宗師 | Đại Tông Sư (V) |
1.
顏回問仲尼曰: 「孟孫才,其母死 ,哭泣無涕,中心 不戚,居喪不哀。 無是三者,以善處 喪蓋魯國,固有無 其實而得其名者乎 ?回壹怪之。」 2. 仲尼曰:「夫孟 孫氏盡之矣,進於 知矣,唯簡之而不 得,夫已有所簡矣 。孟孫氏不知所以 生,不知所以死; 不知孰先,不知孰 後;若化為物,以 待其所不知之 化已 乎。且方將化,惡 知不化哉?方將不 化,惡知已化哉? 吾特與汝,其夢未 始覺者邪!且彼有 駭形而無損心,有 旦宅而無耗精。孟 孫氏特覺,人哭亦 哭,是自其所 以乃 。且也相與吾之耳 矣,庸詎知吾所謂 吾之非吾乎?且汝 夢為鳥而厲乎天, 夢為魚而沒於淵。 不識今之言者,其 覺者乎?其夢者乎 ?造適不及笑,獻 笑不及排,安 排而 去化,乃入於寥天 一。」 |
1.
Nhan Hồi hỏi Trọng Ni: — Mạnh Tôn Tài, mẹ hắn chết, kêu khóc không có nước mắt. Trong lòng không xót. Ở tang không thương. Không có ba điều ấy mà là khéo để tang nhất nước Lỗ. Hắn vốn không thực thế mà được danh như thế chăng? Hồi một lấy thế làm lạ! 2. Trọng Ni nói: — Ấy việc ấy, ông Mạnh Tôn biết hết rồi (39). Hơn biết cả rồi. Chỉ có gỉản (40) nó mà không được, nhưng đã là có giản đấy rồi.. Ông Mạnh Tôn không biết sao lại sống. Không biết sao lại chết. Không biết cái gì trước. Không biết cái gì sau. Nếu hóa làm vật khác, là để đợi cái mà mình không biết nó hóa mình sao? Đương sẽ sắp hóa, biết đâu là không hóa? Đương sẽ không hóa, biết đâu là đã hóa? Riêng ta với mi là kẻ mộng mà chưa hề tỉnh đó chăng? Vả lại ông ta hình có lạ mà lòng không tổn (41), nhà có ra từ sớm mà chết không coi là thật! (42)... Ông Mạnh Tôn chỉ biết người khóc thì cũng khóc, đó là cái sở dĩ như thế... Vả lại, cứ coi nhau là ta thì thôi.Mà nào biết cái ta bảo coi nhau là ta là thế nào? Vả chăng mi mộng là chim mà bay lên trời; mộng là cá mà lặn ở vực; không biết điều ta nói bây giờ là lúc thức chăng? là lúc mộng chăng? Tới thích không kịp cười. Dâng cười không kịp sắp. Yên với sắp đặt, mà quên hẳn sinh hóa, mới vào được cõi trời mông mênh. |
大宗師 | Đại Tông Sư (VI) |
1.
意而子見許由, 許由曰:「堯何以 資汝?」 2. 意而子曰「堯謂 我:『汝必躬服仁 義而明言是非。』 」 3. 許由曰:「而奚 來為軹?夫堯既已 黥汝以仁義,而劓 汝以是非矣。汝將 何以遊夫遙蕩恣睢 轉徙之塗乎?」 4. 意而子曰:「雖 然,吾願遊於其藩 。」 5. 許由曰:「不然 。夫瞽者無以與乎 眉目顏色之好,盲 者無以與乎青黃黼 黻之觀。」 6. 意而子曰:「夫 無莊之失其美,據 梁之失其力,黃帝 之亡其知,皆在鑪 捶之間耳。庸詎知 夫造物者之不息我 黥而補我劓,使我 乘成以隨先生邪? 」 7. 許由曰:「噫! 未可知也。我為汝 言其大略:吾師乎 !吾師乎!䪠萬物 而不為義,澤及萬 世而不為仁,長於 上古而不為老,覆 載天地刻雕眾形而 不為巧。此所遊已 !」 |
1.
Ý Nhi Tử (43) ra mắt Hứa Do. Hứa Do hỏi: — Nghiêu lấy gì giúp mi. 2. Ý Nhi Tử nói: — Nghiêu bảo tôi: anh tất mình mang nhân, nghĩa mà nói rõ phải, trái! 3. Hứa Do: — Mi lại đây làm gì nữa. Nghiêu nó đã đem nhân nghĩa mà trổ (44) mặt mi, lấy phải trái mà cắt mũi mi rồi! Mi còn lấy gì nữa mà lên chơi con đường xa rộng, mông mênh, dời đổi nữa. 4. Ý Nhi Tử nói: — Tuy vậy tôi mong chơi ở giậu (45) ngoài đường ấy... 5. Hứa Do: — Không được. Kìa kẻ mù không có gì để dự biết cái đẹp của mắt, mày, mặt, mũi; kẻ lòa không có gì để dự biết cái màu của xiêm, mãng, xanh, vàng... 6. Ý Nhi Tử nói: — Kìa Vô Trang (46) bỏ mất được đẹp. Cứ Lương bỏ mất được khỏe. Hoàng Đế bỏ mất được khôn, đều ở chỗ rèn đúc mà thôi. Nào biết đâu đấng Tạo Vật chẳng xóa lốt trổ (44) ở mặt tôi mà vá chỗ cắt ở mũi tôi, khiến tôi cưỡi cái hoàn thành để theo thầy? 7. Hứa Do: — Ừ! Chưa biết được thôi! Ta vì mi nói đại lược chuyện ấy! Thầy ta ư? Thầy ta ư? Sắp đặt (47) cả muôn vật mà chẳng là nghĩa! Ân đức tới muôn đời mà chẳng là nhân! Dài hơn thượng cổ mà chẳng là già! Che chở trời, đất, chạm trổ các hình mà chẳng là khéo. Ấy chơi thế mà thôi. |
大宗師 | Đại Tông Sư (VII) |
1.
Nhan Hồi nói: — Hồi tiến thêm rồi. Trọng Ni: — Là thế nào? — Hồi quên nhân nghĩa rồi. — Khá rồi, nhưng còn chưa... 2. Hôm khác lại ra mắt mà rằng: — Hồi tiến thêm rồi. — Là thế nào? — Hồi quên lễ nhạc rồi. — Khá rồi, nhưng còn chưa... 3. Hôm khác lại ra mắt mà rằng: — Hồi tiến thêm rồi. — Là thế nào? — Hồi ngồi mà quên rồi. Trọng Ni sửng sốt hỏi: — Ngồi mà quên là thế nào? 4. Nhan Hồi đáp: — Vương rớt chi thể (48); truất bỏ thông minh; lìa hình; vất trí; hợp cùng với đạo lớn; thế gọi là ngồi mà quên. Trọng Ni nói: — Đồng thì không ham. Hóa thì không thường. Mi quả giỏi được thế sao? Khâu này xin theo sau mi. |
大宗師 | Đại Tông Sư (VIII) |
1.
Tử Dư bạn với Tử Tang. Rồi mưa dầm mười ngày. Tử Dư nói: — Tử Tang có lẽ ốm rồi. Bọc cơm sang cho bạn ăn. Đến cửa, Tử Tang như hát, như khóc, gảy đàn mà rằng: — Cha ơi! Mẹ ơi! Trời chăng? Người chăng? Có vẻ như không cất nổi tiếng mà vội ngắt mất lời. 2. Tử Dư bước vào mà rằng: — Thơ của anh ca, cớ sao như vậy? 3. — Tôi nghĩ về cái làm tôi đến nỗi này mà không được. Cha mẹ nào muốn tôi nghèo đâu? Trời không che riêng ai. Đất không chở riêng ai. Trời, Đất há nghèo riêng tôi sao? Tìm xem cái làm ra thế này mà không được. Vậy mà đến nỗi này, có lẽ là số mệnh chăng? (*2) |
No comments:
Post a comment