Wednesday, 1 July 2015

02 Tề vật luận 齊物論


Tề vật luận (I)
1.
使使
2.

3.

4.
調調
5.

6.
使
1.
Nam Quách Tử Kì (1) tựa kỉ ngồi ngửa lên trời hà hơi, thờ thẫn (2) như mất lứa đôi (3)... Nhan Thành Tử Du đứng hầu ở trước mặt thưa:
— Sao vậy? Hình hài lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội được sao? Chuyện (4) tựa kỉ ngày nay, không phải là chuyện tựa kỉ ngày trước...
2.
Tử Kì nói:
— Yển! Mi hỏi điều đó cũng lạ hay sao? Hiện nay "ta mất ta", mi biết thế chăng? Mi nghe biết "sáo người" mà chưa nghe biết "sáo đất"? Mi nghe biết "sáo đất" mà chưa nghe biết "sáo trời" chăng?
3.
Tử Du:
— Dám hỏi loại nó.
4.
Tử Kì đáp:
— Kìa "khối lớn" bật ở hơi, tên nó là gió. Nó không nổi thì chớ, nổi thì muôn lỗ trống đều gào thét. Riêng mi chẳng nghe nó ào ào đó sao? Những chỗ lũng lớn của núi, rừng; những hang, bọng của các cây lớn hàng trăm vòng; như mũi; như miệng; như tai; như đấu, như chén; như thưng; như mà; như vũng; nào tức; nào gào, nào quát, nào hút, nào kêu, nào quét, nào réo, nào xưa... Cái trước kêu "vu vu"! Rồi cái theo kêu "o o"! Gió mát thì tiếng họa nhỏ... Gió táp thì tiếng họa to... Gió mạnh qua rồi thì các lỗ đều trống rỗng... Riêng mi không thấy nó rì rào, nó thấp thao đó sao?
5.
Tử Du:
— Sáo đất thì là các lỗ trống. Sáo người thì là các ống trúc. Dám hỏi sáo trời?
6.
Tử Kì:
— Kìa gió thổi nên muôn tiếng không giống nhau. Nhưng mà khiến cho nó tự thôi đi hoặc nó tự gào lên, ấy là ai?



Tề vật luận (II)
1.
使使
2.
使
3.

4.
1.
Trí lớn nhàn nhàn! Trí nhỏ lan man (5)! Lời lớn ầm ầm! Lời nhỏ lâm râm (6)! Khi ngủ thì hồn giao nhau! Khi thức thì hình mở ra! Tiếp nhau, gây nhau, hằng ngày đem lòng ganh nhau: nào chẫm rãi, nào sâu sắc, nào kín đáo... Sợ nhỏ thì bồn chồn. Sợ lớn thì run run. Vung ra như máy lẫy, khi khư khư về phải, trái thì thế. Giữ lại như thề nguyền, khi giữ phần thắng thì thế. Nó tàn như thu, đông: ấy là nói nó ngày hao mòn! Cái đó là do nó đắm đuối làm ra, không thể làm sao cho nó trở lại được. Nó nén như giàm buộc: ấy là nói nó già đọng. Tấm lòng gần chết, không ai làm cho lại nóng nữa. Mừng, giận, thương, vui, lo, than thở, sậm sột, ngông càn, cảnh vẻ, thích ra từ khoảng không; hun bốc lên như nấm; ngày đêm thay nhau ở trước mặt, mà không ai biết nó nẩy nở ở đâu ra? Ối thôi! Ối thôi! sớm chiều ai biết được cái đó từ đâu mà sinh ra?
2.
Phi có nó, không có ta. Phi có ta, không gì đáng lấy. Thế cũng gần phải rồi, nhưng không biết ai xui khiến vậy? Chừng như có bậc chúa tể thật, nhưng chỉ không xét được triệu trẫm của nó. Đã tin thì có thể làm. Nhưng không thấy hình nó. Nó có tính mà không có hình.
3.
Trăm xương, chín khiếu, sáu tạng, để cả đó, ta thân với cái nào? Cái nào mi cũng thích sao? Hay mi có thích riêng? Như vậy, chúng đều là tôi tớ cả sao? Bọn tôi tớ ấy không đủ sức trị nhau chăng? Hay làm vua, tôi lẫn cho nhau? Ở trong đó còn có cái thật là vua chúa? Tìm xét được tình nó hay không được nữa, cũng không ích lợi, hay thiệt hại gì cho cái "thật" đó.
4.
Nhất nhất đều nhận lấy cái hình nó gây ra không bỏ mất, để đợi ngày hết. Cùng vật ngoài đâm nhau, chèn nhau, làm ra đều như phóng ngựa, không ai ngăn được nó cả, chẳng cũng buồn sao? Suốt đời xong xóc mà không thấy mình nên công: mỏi mệt lao lướt mà không biết mình về đâu: có thể không xót xa sao? Người ta bảo thế là: không chết có ích gì? Hình nó hóa đi, tâm nó cũng thế vậy! Có thể không cho là thảm thiết sao? Đời con người ta vốn mờ mịt như thế sao? Hay riêng ta mờ mịt, mà người khác cũng có kẻ không mờ mịt sao?


Tề vật luận (III)
1.

2.

3.

4.

5.

6.
1.
Nếu cứ theo tấm lòng có thành kiến của mình mà lấy nó làm thầy, thì riêng ai là chẳng có thầy? Có cứ gì kẻ biết chuyện thay đổi mà tự lòng nhân lấy là có nó, kẻ ngu âu cũng có. Chưa có thành kiến ở trong lòng mà có phải, trái, thì ra "hôm nay sang Việt mà đến từ hôm trước!" Như vậy là lấy không làm có, thì dù cụ Thần Vũ (7) còn không biết nổi, riêng ta có làm thế nào được.
2.
Kìa nói không phải là gió thổi. Kẻ nói có nó, điều nó nói chỉ có là chưa nhất định. Quả có nói chăng, hay nó chưa từng có nói chăng? Nó cho là khác với tiếng chim học nói (8), thật có phân biệt chăng? Hay không phân biệt chăng?
3.
Đạo lấp vào đâu mà có mà có thật với giả? Nói lấp vì đâu mà có phải với trái? Đạo đi đến đâu mà chẳng còn? Nói còn ở đâu mà chẳng được? Đạo lấp vì sự thành nhỏ. Nói lấp vì vẻ văn hoa. Cho nên có cái phải, cái trái của bọn Nho, bọn Mặc, để  khen cái bên kia chê, mà chê cái bên kia khen! Muốn khen cái bên kia chê, mà chê cái bên kia khen, thì không gì bằng "lấy ánh sáng".
4.
Vật đều là "nó". Vật đều là phải. Tự "nó" thì không thấy. Tự biết thì biết điều đó. Cho nên nói: "Nó ra từ lẽ phải, lẽ phải cũng là nhân nó". "Nó là phải" tức là thuyết "vừa sống". Tuy nhiên vừa sống vừa chết, vừa chết vừa sống, vừa được vừa không được, vừa không được vừa được; nhân phải nhân trái, nhân trái nhân phải. Thế nên bậc thánh nhân không theo mà soi nó với thiên nhiên, cũng là nhân phải vậy.
5.
Phải là nó. Nó là phải. Nó cũng có một lẽ phải-trái. Ta đây cũng có lẽ phải-trái. Vậy quả có cái phải của nó chăng? Quả không có cái phải của nó chăng? Cái phải của nó không tìm được lứa đôi, gọi nó là "cốt đạo" (9). Bắt đất từ cái cốt, ta được phép xoay chung quanh nó để đối phó lẽ vô cùng. Phải cũng là một lẽ vô cùng. Trái cũng là một lẽ vô cùng. Cho nên nói rằng không gì bằng lấy ánh sáng.
6.
Lấy ngón tay mà thí dụ cho rõ ngón tay không phải là ngón tay, không bằng lấy cái không phải ngón tay để thí dụ cho rõ ngón tay không phải ngón tay. Lấy con ngựa thí dụ con ngựa không phải con ngựa, không bằng lấy cái không phải con ngựa thí dụ con ngựa không phải con ngựa. Trời, đất là một ngón tay. Muôn vật là một con ngựa.


Tề vật luận (IV)
1.
Được về lẽ được. Không được về lẽ không được. Đạo làm điều đó mà nên. Vật theo lẽ đó mà phải. Phải vì đâu? Phải vì lẽ phải. Không phải vì đâu? Không phải vì lẽ không phải. Vật vốn có lẽ phải. Vật vốn có lẽ được. Không vật gì là không phải. Không vật gì là không được. Cho nên vì thế mà so xà với cột, người xấu với Tây Thi, dọc ngang, trái, khác, đạo thông là một! Nó phân ra là nó thành.Nó thành là nó hỏng. Phàm vật không có gì là thành với hỏng, lại thông mà là một.
2.
Duy có kẻ đạt biết thông là một. Nghĩa là không dùng cái phải mà gửi vào chỗ thường. {...}(10). Nhân phải thế thôi, đạo không biết tại sao lại thế, cái đó gọi là đạo.
3.
Mệt thần minh vì chấp nhất. mà không biết nó như nhau. Cái đó gọi là "sớm ba"... "Sớm ba" là cái gì? Thưa: — Lão nuôi khỉ chia củ, nói: "Sớm cho ba rồi chiều cho bốn." Các khỉ đều giận. Nói: "Thế thì sớm cho bốn, rồi chiều cho ba." Các khỉ đều bằng lòng. Danh, thực, chưa thiếu hụt, mà gây ra mừng giận, cũng là nhân phải vậy! Vì thế bậc thánh nhân hòa nó bằng phải, trái mà so bằng "cân trời". Ấy thế gọi là "đi đôi".














Tề vật luận (V)
耀
Người đời xưa, trí của họ đã tới được chỗ rất mực. Đến đâu là rất mực? Có người cho rằng bắt đầu chưa hề có vật gì, thế là rất mực rồi? Thế là hết rồi, không thể hơn nữa được! Thứ nữa cho là có vật rồi, nhưng bắt đầu chưa từng có đối phương. Thứ nữa cho là có đối phương, nhưng bắt đầu chưa từng có phải, trái. Phải, trái mà rõ rệt ấy đạo sở dĩ hỏng vì thế. Đạo vì thế hỏng, ham mê vì thế gây nên. Thật có hỏng cùng nên chăng? Thật không có hỏng cùng nên chăng? Có nên và hỏng, cho nên ông Chiêu (11) gảy đàn. Không nên và hỏng, cho nên ông Chiêu không gảy đàn. Chiêu Văn thì gảy đàn; Sư Khoáng (12) thì cầm nhịp; thầy Huệ (13) thì cưỡi cây ngô; trí của ba người, cơ hồ đều là thứ giỏi cả, cho nên tuổi già vẫn mang nó. Duy Kì ham mê nó, muốn tỏ rõ nó với bên kia, không phải cái mình đáng tỏ rõ mà tỏ rõ nó, cho nên suốt đời mờ tối vì chuyện "trắng, dắn" (14). Mà thầy lại tìm những mành mối của văn chương, suốt đời không nên việc gì? Như thế mà có thể gọi là nên sao? Dù ta đây cũng là có nên. Như thế mà không thể gọi là nên sao? Vật cùng ta đều không nên gì cả. Vậy nên ánh sáng mập mờ, là thứ bậc thánh nhân mong mỏi. Không dùng cái phải mà gửi nó vào chỗ thường. Thế gọi là lấy ánh sáng.






Tề vật luận (VI)
1.

2.

3.

4.
滿
1.
Nay ví như có lời nói ở đây, không biết nó giống với đấy chăng, hay không giống với đấy chăng? Giống và không giống, cùng làm một giống với nhau, thì không có gì là khác với bên kia nữa. Tuy vậy, xin nói về chuyện ấy. Có bắt đầu. Có cái chưa hề có bắt đầu. Có cái có. Có cái không. Có cái chưa hề có cái không. Có cái chưa hề có cái chưa hề có cái không. Thoắt mà có, không rồi, nhưng chưa biết có, không, thì quả cái gì là có, cái gì là không? Nay ta thì đã có nói rồi, nhưng chưa biết điều ta nói là quả có nói chăng? Là quả không nói chăng?
2.
Dưới trời, không gì lớn hơn ngón chiếc lông mùa thu mà núi Thái là nhỏ; không gì thọ hơn đứa trẻ yểu mà Bành Tổ là chết non! Trời, đất cùng ta sinh mà muôn vật cùng ta là một. Đã là một, lại có nói được sao? Đã cho là một, lại không nói được sao? Một với nói là hai (15). Hai với một là ba. Từ đó mà đi, người giỏi lịch cũng không tính nổi, huống chi là kẻ thường. Cho nên từ chỗ không sang chỗ có, còn đến số ba, huống chi là chỗ có có sang chỗ có? Không sang đâu cả, nhân phải mà thôi!
3.
Thực ra đạo chưa hề có đối phương, nói chưa hề có thường. Vì phải mà có khu vực. Xin nói khu vực của nó: có tả, có hữu, có bậc, có nghĩa, có chia, có biệt, có cạnh, có tranh. Cái đó gọi là tám đức. Ngoài sáu hợp (*2), thánh nhân để đó mà không nói. Trong sáu hợp, thánh nhân nói đến mà không bàn. Sách Xuân Thu vì đời, chí của các vương thuở trước; thánh nhân bàn mà không biện bác. Cho nên phân tức là có chỗ không phân; biện tức là có chỗ không biện. Sao vậy? Thánh nhân mang bọc nó. Chúng nhân biện bác nó để bảo nhau. Cho nên nói rằng: biện bác là có chỗ không thấy.
4.
Kìa, đạo lớn không xưng; biện lớn không nói, nhân lớn không nhân; liêm lớn không nhường, dũng lớn không khoe. Đạo rõ mà không chỉ; nói biện mà không tới; nhân thường mà không nên (16); liêm thanh mà không đúng; dũng khỏe mà không thành; năm cái đó tròn mà cơ hồ quay sang vuông. Cho nên biết dừng ở chỗ mình không biết là rất mực rồi. Ai biết được cách biện không cần nói, nền đạo không cần chỉ. Nếu có kẻ biết được, hạng ấy gọi là "kho trời". Rót vào mà không đầy; rót ra mà không kiệt, mà không biết nó do đâu đến. Thế gọi là "giấu ánh sáng".


Tề vật luận (VII)
1.
Cho nên đời xưa Nghiêu hỏi Thuấn rằng:
— Ta muốn đánh Tông, Khoái, Tư Ngao. Ngoảnh mặt sang Nam (17) mà thấy không khoan khoái. Cớ đó là vì sao?
2.
Thuấn đáp:
— Như ba gã đó, cũng như sống ở trong đám cỏ bồng, rau ngải. Sao nhà vua lại không khoan khoái? Xưa kia mười mặt trời đều mọc, muôn vật đều được soi sáng. Huống chi là thứ đạo đức còn hơn là mặt trời.


Tề vật luận (VIII)
1.

2.

3.

4.

5.

6.
鹿鹿西鹿
7.

8.
1.
Khiết Khuyết hỏi Vương Nghê:
— Thầy biết chỗ cùng phải của các vật chăng?
2.
Đáp:
— Ta biết đâu cái đó!
3.
— Thầy biết cái mà thầy không biết chăng?
4.
— Ta biết đâu cái đó!
5.
— Vậy thì các vật, không biết gì chăng?
6.
— Ta biết đâu cái đó! Tuy vậy, hãy thử nói chuyện đó. Nào biết cái ta gọi là biết lại không phải là không biết sao? Nào biết cái ta gọi là không biết lại không phải là không biết sao? Vả lại ta đã từng hỏi mi: con người nằm ướt thì đau lưng, chết một bên; loài nhái (18) có thế chăng? Ở trên cây thì sậm sột, sợ hãi: loài khỉ, vượn có thế chăng? Ba loài ấy, ai biết chỗ nào là chính? Con người ăn cỗ bàn (19); hươu nai ăn cỏ; rết lấy rắn làm ngon; vọ, ác nghiện chuột! Bốn loài ấy, ai biết vị ăn nào là chính? Vượn lấy khỉ làm con nái. Hươu giao với nai. Nhái (18) chơi với cá. Mao Tường, Lệ Cơ (20), người ta cho là đẹp. Cá thấy họ, lặn sâu. Chim thấy họ, bay cao (*3). Hươu nai thấy họ, lồng chạy. Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹp nào là chính ở đời? Tự ta coi nó, thì đầu mối của nhân, nghĩa, đường lối của phải, trái, lộn xộn rối tung,  ta biết đâu mà phân biệt được nó!
7.
Khiết khuyết nói:
— Thầy không biết lợi hại, thì bậc chí nhân vốn không biết lợi hại sao?
8.
Vương Nghê:
— Bậc chí nhân thì thần rồi: chầm lớn cháy mà không thể làm cho nóng; sông Hà sông Hán đóng băng mà không thể làm cho rét; sét dữ vỡ núi, gió lộng bể mà không thể làm cho sợ... Kẻ như thế thì ngự khí mây, cưỡi mặt trời, mặt trăng mà chơi ngoài bốn bể; chết, sống không làm cho mình biến đổi, mà huống chi là đầu mối của lợi hại.



Tề vật luận (IX)
1.

2.

3.

4.

5.
使使使使使使
6.
1.
Thầy Cồ Tước (21) hỏi thầy Trường Ngô:
— Tôi nghe ở ông: "Thánh nhân không theo đuổi về việc đời; không tới lợi, không lánh hại; không thích cầu cạnh; không cốt theo đạo; không nói mà có nói; có nói mà không nói; chơi ở bên ngoài vẩn bụi." Thầy tôi cho là những lời viển vông. Mà tôi thì cho thế là làm được đạo diệu. Ông cho là thế nào?
2.
Thầy Trường Ngô đáp:
— Đó là điều Hoàng đế nghe mà còn ngờ. Ông Khâu đủ đâu để biết điều đó. Vả lại nhà ngươi cũng tính sớm quá:
Thấy trứng (22) đã tìm ngày, đêm!
Thấy đạn đã tìm chả chim!
Ta từng nói xằng chuyện đó cho nhà ngươi.
Nhà ngươi cũng nghe xằng chuyện đó chơi!
Làm thế nào mà cắp được vũ trụ, đứng bên được mặt trăng, mặt trời?
Nó hợp khít thì nhận lấy.
Nó mập mờ, thì để đấy.
Vì tùy thuộc mà tôn nhau lần lần.
Mọi người thì xong xóc;
Thánh nhân thì ngu đần!
Gồm muôn tuổi mà hợp nhất cho thành thuần!
Muôn vật đều phải hết, mà lấy thế bao bọc nhau.
3.
Ta biết đâu ham sống lại chẳng phải là mê hoặc? Ta biết đâu ghét chết là chẳng phải là kẻ yếu đuối mà không biết đường về? Nàng Lệ Cơ, con của Ngải Phong Nhân. Khi nước Tấn mới cưới được nàng, nàng khóc nước mắt ướt cả áo. Kịp khi nàng đến chỗ nhà vua, cùng nhà vua chung chiếu, giường, ăn cao lương, rồi đó hối lại lúc nàng khóc! Ta biết đâu kẻ chết lại không hối mình lúc trước đã tiếc đời?
4.
Kẻ chiêm bao thấy uống rượu, sớm ra mà khóc lóc. Kẻ chiêm bao thấy khóc lóc, sớm ra mà săn bắn. Đương lúc nó chiêm bao, không biết mình chiêm bao, lại đoán coi cái chiêm bao của mình. Thức rồi mới biết mình chiêm bao. Lại có khi thức lớn rồi mới biết đó là giấc chiêm bao lớn! Nhưng kẻ ngu thì tự lấy mình làm thức, len lén (23) biết chuyện đó. Nào vua chăng? Nào kẻ chăn vật chăng? Gàn thay! Ông Khâu với nhà ngươi đều chiêm bao cả. Mà ta bảo nhà ngươi chiêm bao cũng là chiêm bao nốt! Lời nói ấy, tên nó là ... rất quái. Sau muôn đời may gặp một bậc đại thánh, biết được nghĩa nó, tức là gặp trong sớm, hôm vậy!
5.
Đã cho ta biện bác cùng ngươi, ngươi được ta, ta không được ngươi, vậy ngươi đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là trái chăng? Ta được ngươi, ngươi không được ta, vậy ta đã hẳn là phải, mà ngươi đã quả là trái chăng? Hay hoặc khi phải, hoặc khi trái chăng? Hay cùng phải cả, cùng trái cả chăng? Ta cùng ngươi không thể biết được nhau? Vậy con người ta vốn chịu cái tối tăm đó, mà ta nhờ ai quyết định điều đó? Nhờ kẻ đồng với ngươi quyết định điều đó, nó đã đồng với ngươi, có sao quyết định được? Nhờ kẻ đồng với ta quyết định điều đó, nó đã đồng với ta, có sao quyết định được? Nhờ kẻ khác với ta cùng ngươi quyết định điều đó, nó đã khác với ta cùng ngươi, có sao quyết định được? Nhờ kẻ đồng với ta cùng ngươi quyết định điều đó, nó đã đồng với ta cùng ngươi, có sao quyết định được? Vậy thì ta cùng ngươi, cùng người đều không thể biết được nhau, mà còn đợi kẻ kia sao?
6.
Sự đợi nhau của các tiếng biến hóa, cũng như nó, không đợi nhau. Đem "hòa khí của trời" (thiên nghê) mà hòa nó; đem lần lữa mà nhân nó, thế cho hết năm! Đem hòa khí của trời mà hòa nó là thế nào? Thưa: Phải, chẳng phải; thế, chẳng thế: phải nếu quả là phải, thì chỗ phải khác với không phải, cũng không cần phân biệt. Thế nếu quả là thế, thì chỗ thế khác với chẳng thế, cũng không cần phân biệt. Quên năm, quên nghĩa, nghỉ ở cõi vô cùng cho nên gửi vào cõi vô cùng.


Tề vật luận (X)
1.
Bóng bóng (24) hỏi bóng rằng:
— Ban nãy mi đi, giờ mi đứng; ban nãy mi ngồi, giờ mi dậy; sao mi không có tính nết riêng vậy?
2.
Bóng đáp:
— Ta là kẻ có đợi mà thế chăng? Cái ta đợi lại là kẻ có đợi mà thế chăng? Ta đợi, cựa của rắn, cánh của ve chăng? Nào biết sở dĩ thế. Nào biết sở dĩ không thế?







Tề vật luận (XI)
Xưa kia Trang Chu chiêm bao ra bươm bướm, phấp phới là bươm bướm thật! Tự thấy thích chí chăng, chẳng biết đến Chu nữa. Thoắt mà thức dậy, thì thù lù là Chu. Không biết Chu chiêm bao làm bướm chăng? Chu cùng bướm thì tất là có phân biệt rồi. Ấy thế gọi là "vật hóa".

ed. 2023-06-28













































































No comments:

Post a Comment