Friday, 31 July 2015

06 Đại Tông Sư 大宗師 - chú thích


ghi chú * (của Nhượng Tống)

(*1) Mạc Da: tên một thanh gươm tốt đời xưa. 

(*2) Cuối thiên có chuyện Tử Tang tự than thân trách phận, không ăn nhập vào đâu cả, tôi ngờ là một tay hiếu sự nào viết giả lời Trang. (cf. Nhượng Tống, trang 147)
 

chú thích (hv-ebook)


(1) không hùng vì thành, không mưu tính mọi việc: nguyên văn bất hùng thành, bất mộ sĩ , , tức là: không ỷ thế vào thành tích của mình (mà lấn ép người khác), không mưu đồ sự việc. § Mô sĩ  ở đây dịch thông với mô sự .
(2) lên tới: nguyên văn đăng giả . Xem thêm chú thích (6) trút cái giả (05 Đức sung phù ).
(3) lúc ra không hớn hở, lúc vào không dập nập: nguyên văn kì xuất bất hân, kì nhập bất cự , .
(4) mặt họ lặng, trán họ phẳng: nguyên văn kì dong tịch, kì tảng quỳ , , tức là: vẻ mặt bình thản, trán cao sáng sủa.
(5) làm mất nước mà không làm mất lòng người: nguyên văn vong quốc nhi bất thất nhân tâm . Nguyễn Hiến Lê dịch: diệt nước địch mà không làm mất lòng dân nước đó (cf. trang 215).
(6) giúp vật: nguyên văn thông vật , nghĩa là: thông hiểu vật lí nhân tình.
(7) không phải là nhân giả: nguyên văn phi nhân dã , nghĩa là: chẳng phải là kẻ có đức Nhân.
(8) biết có thời trời, không phải là hiền triết: nguyên văn thiên thì, phi hiền dã , . Nguyễn Duy Cần dịch: (kẻ nào) còn tính toán đến thời cơ, chẳng phải là bậc Hiền (cf. trang 349)
(9) không suốt lợi, hại, không phải là quân tử: nguyên văn lợi hại bất thông, phi quân tử dã , . Nguyễn Duy Cần dịch: (kẻ nào) không thông suốt được điều lợi hại, chẳng phải là người quân tử (cf. trang 349)
(10) Hồ Bất Giai, .., Thân Đồ Địch: § Hồ Bất Giai là hiền nhân, vua Nghiêu nhường ngôi cho mà không nhận, gieo mình xuống sông, chết. § Vụ Quang là hiền nhân đời Hạ, vua Thang nhường ngôi cho, không nhận, cột đá vào người nhảy xuống sông. § Bá Di và Thúc Tề là người đời Ân, sau khi nhà Ân mất, không chịu ăn thóc nhà Chu, nhịn đói mà chết ở núi Thú Dương. § Cơ Tử là hiền nhân của vua Trụ đời Ân, can vua Trụ mà Trụ không nghe, bị Trụ bỏ tù. § Tư Dư tức Tỉ Can, cũng vì can vua Trụ mà bị Trụ mổ ngực, moi tim (Có thuyết bảo Tư Dư là Tiếp Dư). § Kỉ Tha, người đời vua Thang, nghe nói vua Thang nhường ngôi cho Vụ Quang, sợ vua sẽ bị vua nhường ngôi cho nữa, nên gieo mình xuống sông. § Thân Đồ Địch hay tin, cũng gieo mình xuống sông. (cf. Nguyễn Hiến Lê, trang 216; http://www.zsbeike.com/cd/41415654.html)
(11) nhởn nhơ, họ vuông mà không dắn: nguyên văn dữ hồ kì cô nhi bất kiên dã . Chữ Hán   có nhiều nghĩa: (a) bình đựng rượu có cạnh; (b) góc; (c) hình vuông. Nguyễn Duy Cần dịch: Họ khuôn thước mà không cứng dắn (cf. trang 350)
(12) cách giấu nhỏ, lớn có phép: nguyên văn tàng tiểu đại hữu nghi , tức là: đem giấu (cái gì), dù nhỏ hay lớn, cũng có cách thích hợp. Sách dịch in thiếu chữ "lớn" (cf. trang 128).
(13) đó là "tình lớn" của vật thường: nguyên văn thị hằng vật chi đại tình dã ; "vật thường" ý nói "vật không thay đổi".
(14) chỉ đúc làm hình người thôi, mà còn mừng rỡ: nguyên văn đặc phạm nhân chi hình nhi do hỉ chi , tức là: nay (tình cờ) chỉ mới được cho làm thành hình người thôi mà còn lấy làm mừng rỡ. (cf. http://www.trend.org/briefing_info.php?pid=114)
(15) huống chi là chỗ muôn vật phải quan hệ, mà một hóa phải chờ đợi: nguyên văn hựu huống vạn vật chi sở hệ, nhi nhất hóa chi sở đãi hồ , . Nguyễn Duy Cần dịch: huống chi họ còn chờ đợi gì khi tất cả vạn vật đều cùng nhất tề biến hóa (cf. trang 357). § Khảo dị: thiện yểu thiện lão, thiện thủy thiện chung, nhân do hiệu chi , ,  (Đại tông sư ) Khéo non, khéo già, khéo trước, khéo sau, thế mà người ta còn bắt chước.
(16) truyền được mà chịu không được: nguyên văn khả truyền nhi bất khả thụ , tức là: trao cho (truyền) được mà không chịu lấy (thụ lãnh) được.
(17) lục cực: chữ Hán lục cực , bốn phương và trên dưới.
(18) cắp: chữ Hán khiết : cặp, kẹp, mang, xách.
(19) chụp lấy: chữ Hán tập : đoạt, chiếm, úp lấy.
(20) Bắc Đẩu: nguyên văn Duy Đẩu , tên khác của Bắc Đẩu .
(21) Hữu Ngu: nguyên văn , tức là vua Thuấn  (nhà Ngu). 

(22) sớm suốt: nguyên văn triêu triệt , tức là: một sớm mà thông suốt lẽ.
(23) thấy một: nguyên văn kiến độc , nghĩa là: thấy được cái Một (tức là Đạo). 

(24) chạm yên: nguyên văn anh ninh , nghĩa là: tiếp xúc với ngoại vật mà không bị dao động; giữ được tâm thần bình thản, điềm đạm. § Câu văn: Tên nó là "chạm yên", sách dịch in sai thành: Trên nó là "chạm yên" (cf. trang 131)
(25) Học Hành: nguyên văn lạc tụng , nghĩa là: đọc đi đọc lại cho thông hiểu, tức là học hành vậy.
(26) Bút Mực, ... , Nghi Thủy: các tên người tưởng tượng này đều có ngụ ý tương tự như Học Hành ở trên (cf. http://www.zhuangzin.com/ft/dslz_all.asp?id=1198&news_id=112, chú giải (13)) 

(27) chẳng ví cũng như cha, mẹ sao: nguyên văn bất sí ư phụ mẫu . Chữ Hán  , dùng thông với thí , nghĩa là: chỉ; bất thí  chẳng những, chẳng như.
(28) Kìa khối lớn chở ta bằng hình xác ... tức là để khéo liệu cái chết của ta: đoạn văn dịch này có trong các đoạn (I-9) và (III-6). Nhưng những câu Hán văn tương ứng lại không có trên trang web http://www.sidneyluo.net/d/06.htm cho đoạn (I-9). Hơn nữa, theo văn mạch, người chú giải nghĩ rằng: mấy câu văn dịch có vẻ lạc lõng trong đoạn (I-9). Nói cách khác, đoạn văn dịch này đã chép thừa trong phần (I-9), và đúng theo như bản Hán văn trên trên website sydneyluo.net — chỉ thuộc vào đoạn (III-6).
(29) Chỉ đúc làm hình người thôi ... dễ kể xiết sao: mấy câu văn dịch này có trong đoạn (I-9) nhưng không thấy trong đoạn (III-6). Đoạn (I-9) không nói gì về việc "đúc hình người"; mấy câu văn dịch này chắc hẳn là đã chép thừa, và chỉ thuộc vào đoạn (III-6). § Tóm lại, hai đoạn văn chú thích (28) & (29) nên "coi như không có" (bôi xám) trong đoạn (I-9). Và như vậy, cấu trúc cả thiên 06 Đại Tông Sư  sẽ nhất quán hơn. 

(30) Im lìm ngủ! Ơ hờ thức: nguyên văn thành nhiên mị, cừ nhiên giác , . Nguyễn Duy Cần dịch: Yên lặng để mà ngủ, hốt nhiên để mà thức! (cf. trang 379) 
(31) Tử: Nhượng Tống dịch chữ Hán tử  là thầy. Tuy nhiên, ở đây giữ nguyên họ "Tử" thì đúng hơn: Tử Tang Hộ , Mạnh Tử Phản , Tử Cầm Trương 
(32) đến bên thâyhát là lễ chăng: nguyên văn lâm thi nhi ca, lễ hồ , . Bản dịch ghi sai thành: đến bên thầy khóc là lễ chăng (cf. trang 134)
(33) dăn dở làm sau, trước: nguyên văn phản phúc chung thủy , tức là: đi rồi trở lại (tuần hoàn) sau cùng và trước tiên.
(34) không rõ mối đầu: nguyên văn bất tri đoan nghê .
(35) tờ mờ lang thang ở ngoài ghét, bụi: nguyên văn mang nhiên bàng hoàng hồ trần cấu chi ngoại , tức là: ngu ngơ thơ thẩn bên ngoài cõi đời bụi bặm.
(36) tiêu dao với nghiệp không làm: nguyên văn tiêu diêu hồ vô vi chi nghiệp , tức là: rong chơi trong cảnh giới vô vi.
(37) người lìa đời: nguyên văn ki nhân , tức là: người khác thường, không hợp với lẽ thường.
(38) sánh với trời: nguyên văn mâu ư thiên , tức là: sánh ngang bằng trời, hợp với thiên lí. 

(39) biết hết rồi: nguyên văn tận chi hĩ . Sách dịch in là: xiết hết rồi (cf. trang 136)
(40) giản: chữ Hán , nghĩa là: làm cho thành giản dị, bỏ bớt đi những điều rắc rối.
(41) ông ta hình có lạlòng không tổn: nguyên văn bỉ hữu hãi hình nhi vô tổn tâm , tức là: lấy làm quái lạ vì hình hài biến đổi, nhưng chẳng (vì thế mà) thương tổn cõi lòng.
(42) nhà có ra từ sớm mà chết không coi là thật: nguyên văn hữu đán trạch nhi vô háo tinh , tức là: có căn nhà mình (ở tạm một) buổi sáng (= thân xác) thay đổi, nhưng chẳng (vì thế mà) tổn hại tinh thần.

(43) Tử: cả phần (VI) này, trong tên người Ý Nhi Tử , Nhượng Tống đều dịch chữ Hán tử  là thầy (cf. trang 137).
(44) trổ: dịch từ chữ Hán kình , nghĩa là: thích chữ bôi mực vào mặt (một thứ hình pháp ngày xưa). Sách dịch in sai là chổ (cf. trang 137).
(45) giậu: dịch từ chữ Hán phiên , nghĩa là bờ rào, giậu. Sách dịch ghi là dậu (cf. trang 137).
(46) Trang: chữ Hán , tên một mĩ nhân thời cổ. Sách dịch in là Trung (cf. trang 137).
(47) sắp đặt: chữ Hán ,
cũng viết là  (đọc là ), có nghĩa là sắp đặt có trật tự, hay tổ chức có thứ lớp, điều hòa... (cf. Nguyễn Duy Cần, trang 389).  

(48) chi thể: chữ Hán , nghĩa là: thân mình và chân tay.

 








06 Đại Tông Sư 大宗師




Đại Tông Sư (I)
1.


2.

3.

4.

5.

6.
  
7.
()
8.

9.



10.
 西 
1.
Biết cái mà trời làm, biết cái mà người làm, ấy là rất mực rồi. Biết cái mà trời làm, là trời mà sinh... Biết cái mà người làm, là kẻ lấy cái mà trí mình biết, để nuôi cái mà mình không biết, hưởng trọn tuổi trời cùng mình, mà chẳng chết yểu giữa đường: ấy là cái biết đã giàu thịnh.
Tuy vậy có điều lo: kìa trí phải có cái chờ đợi rồi mới đích đáng. Chỉ có điều cái mà nó chờ đợi thì chưa định. Nào biết cái mà ta bảo là trời lại chẳng phải là người? Mà cái bảo là người lại chẳng phải là trời?
2.
Vả chăng, có bậc "thật là người" (chân nhân) rồi mới có cái "thật là biết" (chân tri)...
Thế nào là bậc "thật là người"?
Bậc "thật là người" đời xưa, không trái số ít; không hùng vì thành (1), không mưu tính mọi việc. Kẻ như vậy, lỗi mà chẳng ăn năn, đáng mà không tự đắc. Kẻ như vậy, lên cao không run, vào nước không ướt, vào lửa không nóng. Trí có thể lên tới (2) được đạo là như thế...
3.
Bậc "thật là người" đời xưa, lúc ngủ không mộng; lúc thức không lo; lúc ăn không ngon; lúc thở thẳm sâu... Bậc "thật là người" thở bằng gót chân. Còn người thường thì thở bằng cuống họng. Kẻ khuất phục người thì nói trong cổ như ọa! Kẻ ham muốn sâu, thì cơ trời nông.
4.
Bậc "thật là người" đời xưa, không biết thích sống, không biết ghét chết; lúc ra không hớn hở, lúc vào không dập nập (3); phất phơ mà đi, phất phơ mà lại, thế mà thôi! Không quên nơi mà mình bắt đầu; không cần nơi mà mình đến rốt; nhận mà mừng nó; quên mà trở lại nó. Thế gọi là không lấy lòng bỏ đạo, không lấy người giúp trời. Thế gọi là "thật là người".
5.
Kẻ như vậy, lòng họ không quên; mặt họ lặng, trán họ phẳng (4); mát mẻ như mùa thu; ấm áp như mùa xuân; mừng giận thông với bốn mùa, có cách hợp với vật mà không ai biết đến đâu là cùng.
6.
Cho nên bậc thánh nhân dụng binh, làm mất nước mà không làm mất lòng người (5), lợi lộc và ân trạch kịp tới muôn đời mà chẳng vì yêu người. Cho nên ham giúp vật (6) không phải là thánh nhân; có kẻ thân, không phải là nhân giả (7); biết có thời trời, không phải là hiền triết (8); không suốt lợi, hại, không phải là quân tử (9); làm theo danh, bỏ mất mình, không phải là sĩ phu; mất mạng, không rõ lẽ thật, không phải là hạng sai được người. Như Hồ Bất Giai, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, Cơ Tử, Tư Dư, Kỉ Tha, Thân Đồ Địch, là hạng làm việc làm của người, thích cái thích của người mà chẳng tự thích cái thích của mình vậy (10).
7.
Bậc "thật là người" đời xưa, bề ngoài họ có nghĩa mà không bè đảng; như không đủ mà không thừa phụng. Nhởn nhơ, họ vuông mà không dắn (11). Bao la, họ trống rỗng mà không phù hoa!
Hớn hở vậy, họ như vẻ mừng!
Nhũn nhặn vậy, họ cực chẳng đặng đừng
Sắc mặt ta, chứa chan tiến
Đạo đức ta, thong thả dừng
Xấu xa, họ giống như người thế!
Nghễu nghện, họ là kẻ chưa dễ mà kiềm chế
Lặng thinh, họ như thích trơ trọi!
Bịn rịn, họ quên cả nói
Họ lấy hình phạt làm thể; lấy lễ phép làm cánh; lấy trí tuệ làm thời; lấy đạo đức làm lối theo. Lấy hình phạt làm thể là họ giết đấy mà khoan thai... Lấy lễ phép làm cánh là dùng nó để làm việc với đời... Lấy trí tuệ làm thời là chẳng được dừng về mọi việc... Lấy đạo đức làm lối theo, là ý nói: kẻ có chân thì họ cùng đi với cho tới bến; vậy mà người ta cho là kẻ siêng đi. Cho nên những cái họ thích là một; những cái họ chẳng thích là một; cái một của họ là một; cái chẳng một của họ là một. Cái một của họ làm một với trời. Cái chẳng một của họ làm một với người. Trời và người chẩng hơn lẫn nhau. Thật gọi là "thật là người".
8.
Chết, sống là mệnh. Cũng như có đêm, sớm là thường. Đó là trời. Cái mà người ta có điều chẳng được dự, mà đều là tình thực của mọi vật. Họ chỉ lấy trời làm cha, mà thân còn yêu nó, huống chi là phần cao chót? Người ta chỉ cho chỉ có vua là hơn mình, mà còn đem thân chết cho nó, huống chi là cái đích thật?
9.
Suối cạn, cá cùng nhau ở trên đất, lấy ướt mớm nhau, lấy dãi thấm nhau, không bằng quên nhau ở khoảng sông, hồ! Cầm bằng khen Nghiêu mà chê Kiệt, không bằng quên cả đôi mà hóa theo đạo của mình! <Kìa "khối lớn" chở ta bằng hình xác, mệt ta bằng sự sống, cho ta rỗi bằng tuổi già, để ta nghỉ bằng lúc chết, cho nên khéo nuôi cái sống của ta, tức là để khéo liệu cái chết của ta!> (28)  Kìa giấu thuyền vào trong khe, giấu núi vào trong chầm, bảo thế là vững rồi. Nhưng nửa đêm kẻ có sức vác nó mà chạy. Kẻ ngu tối không biết thế. Cách giấu nhỏ, lớn (12) có phép, còn có cách trốn giấu. Đến như giấu thiên hạ vào thiên hạ, thì không có cách gì trốn được. Đó là "tình lớn" của vật thường (13). <Chỉ đúc làm hình người thôi, mà còn mừng rỡ (14). Nếu kẻ có hình người lại biến hóa muôn cách mà chưa hề có cùng, cái đó nó làm cho sung sướng, dễ kể xiết sao?> (29) Cho nên thánh nhân chơi ở chỗ mọi vật trốn không được, mà đều còn cả. Khéo chết, khéo già, khéo trước, khéo sau, thế mà người ta còn bắt chước, huống chi là chỗ muôn vật phải quan hệ, mà một hóa phải chờ đợi? (15)
10.
Kìa Đạo: có tình; có tín; không làm; không hình; truyền được mà chịu không được (16); biết được mà thấy không được; tự có gốc, tự có rễ; vốn tồn tại từ xưa, khi chưa có trời, đất; làm thiêng liêng quỷ thần, Thượng Đế; sinh ra Trời, sinh ra Đất; ở trước "thái cực" mà chẳng là cao; ở dưới "lục cực" (17) mà chẳng là sâu; sinh ra trước Trời, Đất mà chẳng là lâu; dài hơn thượng cổ mà chẳng là già... Hi Vi được nó để cắp (18) lấy Trời, Đất. Phục Hi được nó để chụp lấy (19) "mẹ của khí". Bắc Đẩu (20) được nó, trọn nghìn xưa chẳng sai. Mặt Trời, mặt Trăng được nó, trọn nghìn xưa chẳng tắt. Kham Phi được nó làm thần Côn Lôn. Bằng Di được nó, để ra chơi sông lớn. Kiên Ngô được nó, để ở núi Thái. Hoàng Đế được nó, để lên Trời Mây. Chuyên Húc được nó, để ngự cung Huyền. Ngung Cường được nó, để ở Bắc Cực. Tây Vương Mẫu được nó, ngồi ở đền Thiếu Quảng, không ai biết sinh từ bao giờ, không ai biết bao giờ sẽ chết. Bành Tổ được nó, sống trên từ đời Hữu Ngu (21), dưới đến đền năm Bá. Phó Duyệt được nó, để giúp Vũ Đinh, gồm có thiên hạ, lên cõi Đông, cưỡi Cơ, Vĩ, mà sánh với các vì sao!


Đại Tông Sư (II)
1.

2.

3.

4.
 
5.

6.
1.
Nam Bá Tử Quỳ hỏi Nhữ Vũ rằng:
— Tuổi của thầy nhiều rồi, mà sắc mặt như con trẻ, sao vậy?
2.
Đáp:
— Tôi đã được nghe đạo.
3.
Nam Bá Tử Quỳ tiếp:
— Đạo có thể học được chăng?
4.
— Ồ! Học sao được! Nhà ngươi không phải là hạng người ấy. Kìa Bốc Lương Ỷ có tài của thánh nhân mà không đạo của thánh nhân. Tôi thì có đạo của thánh nhân mà không tài của thánh nhân. Tôi muốn đem dạy hắn, họa là hắn có làm nổi thánh nhân chăng? Nếu không thế, đem đạo của thánh nhân, bảo kẻ có tài của thánh nhân, cũng là dễ rồi, vậy mà tôi còn phải giữ hắn lại, rồi mới bảo hắn. Ba ngày mới biết gạt thiên hạ ra ngoài. Đã gạt thiên hạ ra ngoài, tôi lại giữ hắn, bảy ngày mới biết gạt vật ra ngoài. Đã gạt vật ra ngoài, tôi lại giữ hắn, chín ngày mới biết gạt sống ra ngoài. Gạt sống ra ngoài rồi, mới có thể sớm suốt (22). Sớm suốt rồi mới có thể thấy một (23). Thấy một rồi mới có thể không xưa, nay. Không xưa, nay rồi mới có thể vào cõi không chết. Cái sinh sống không sống. Kể là vật thì nó không lúc nào là không đưa, không lúc nào là không đón, không lúc nào là không hủy, không lúc nào là không thành. Tên nó là "chạm yên" (anh ninh) (24). "Chạm yên" nghĩa là có cái động chạm rồi mới thành.
5.
Nam Bá Tử Quỳ hỏi:
— Riêng thầy nghe nó ở đâu?
6.
Đáp:
— Nghe nó ở con ông Bút Mực. Con ông Bút Mực nghe ở cháu ông Học Hành (25). Cháu ông Học Hành nghe ở ông Xem Xét. Ông Xem Xét nghe ở ông Ngẫm Nghĩ. Ông Ngẫm Nghĩ nghe ở ông Chăm Chỉ. Ông Chăm Chỉ nghe ở ông Ca Ngợi. Ông Ca Ngợi nghe ở ông Huyền Minh. Ông Huyền Minh nghe ở ông Man Mác. Ông Man Mác nghe ở ông Nghi Thủy (ngờ có sự bắt đầu). (26)



Đại Tông Sư (III)
1.
輿
2.
輿[+]
3.

4.
 
5.

6.
西  
1.
Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai, bốn người nói với nhau:
— Ai có thể lấy "không" làm đầu, lấy sống làm sống lưng, lấy chết làm xương cùng? Ai biết chết sống, còn mất là một thể? Ta sẽ cùng họ làm bạn?
Bốn người nhìn nhau cười, không thấy ai nghịch ở lòng, đoạn cùng nhau làm bạn.
2.
Ít lâu sau mà Tử Dư có bệnh. Tử Tự sang hỏi thăm. Chàng nói:
— Lớn lao thay đấng Tạo Vật! Sẽ lấy tôi làm hạng co quắp này! Tấm lưng cong gù! năm tạng ở trên! mép lẩn dưới rốn! vai cao hơn đỉnh đầu! bới tóc chỉ thiên!... Khí Âm, Dương chừng có sai suyễn! Lòng này thư nhàn mà không việc, lọm khọm ra soi ở giếng rồi nói: Chao ôi! Đấng Tạo Vật sẽ lấy tôi làm hạng co quắp này!
3.
Tử Tự nói:
— Anh ghét cái đó sao?
4.
— Không! Tôi ghét làm chi!
Chẫm rãi mà hóa cánh tay trái tôi làm con gà.
Tôi sẽ nhân để xét ngày đêm!
Chẫm rãi mà hóa cánh tay phải tôi làm viên đạn.
Tôi sẽ nhân để kiếm chả chim!
Chẫm rãi mà hóa xương cùng tôi làm bánh xe, lấy thần hồn làm ngựa.
Tôi sẽ nhân mà cưỡi nó, há lại tìm xe đâu nữa?
Vả chăng được ấy là thời, mất ấy là thuận. Yên thời mà ở thuận, buồn vui không thể vào được. Ấy là cái mà đời xưa gọi là "cởi treo". Treo mà không tự cởi được là vì vật có cái thắt buộc nó. Vậy mà đã từ lâu vật không thắng nổi trời, tôi lại ghét làm chi!
5.
Ít lâu sau mà Tử Lai có bệnh suyễn hổn hển sắp chết. Vợ, con đứng quanh mà khóc chàng. Tử Lê sang hỏi thăm, chàng nói:
— Ồ! Lánh ra! Chớ làm cho người hóa sợ!
Rồi tựa vào cổng, nói chuyện với chàng:
— Lớn lao thay đấng Tạo Hóa! Lại sắp dùng anh làm gì? Sắp đem anh đi đâu? Lấy anh làm gan chuột chăng? Lấy anh làm cánh sâu chăng?
6.
Tử Lai nói:
— Con với cha, mẹ: Đông, Tây, Nam, Bắc, cứ sai khiến là phải theo. Âm, Dương với người ta, chẳng ví cũng như (27) cha, mẹ sao? Nó đẩy gần tôi với cái chết, mà tôi không nghe nó thì tôi ngỗ nghịch, chứ nó có tội gì. Kìa khối lớn chở ta bằng hình xác; mệt ta bằng sự sống; cho ta rỗi bằng tuổi già; để ta nghỉ bằng lúc chết... Cho nên khéo nuôi cái sống của ta, tức là để khéo liệu cái chết của ta. (28) Nay người phó cả đúc sắt. Sắt lại nhảy nhót mà nói: "Tôi tất sẽ làm thanh Mạc Da." (*1) Người phó cả tất cho là thứ sắt quái gở! Nay một kẻ sắp đem đúc làm hình người, mà lại nói: "Người thôi! Người thôi!" Đấng Tạo Hóa tất cho là con người quái gở. Chỉ đúc làm hình người thôi, mà còn mừng rỡ (14). Nếu kẻ có hình người lại biến hóa muôn cách mà chưa hề có cùng, cái đó nó làm cho sung sướng, dễ kể xiết sao? (29) Nay lấy Trời, Đất là lò lớn, lấy Tạo Hóa làm phó cả, đi vào đâu mà chẳng được ru? Im lìm ngủ! Ơ hờ thức! (30)



Đại Tông Sư (IV)
1.

2.

3.
使
4.

5.

6.
使𤴯 
7.

8.

9.

10.
穿
11.

12.

1.
Tử Tang Hộ, Mạnh Tử Phản, Tử Cầm Trương (31), ba người nói với nhau:
— Ai có thể hợp nhau ở chỗ không hợp nhau? vì nhau ở chỗ không vì nhau? ai có thể lên trời, chơi với sương? trêu ghẹo cái vô cực? quên nhau mà sống? không đến đâu là trọn cùng?
2.
Ba người nhìn nhau mà cười, không ai nghịch ở lòng, liền làm bạn với nhau.
3.
Im đi một dạo, rồi thầy Tang Hộ chết. Chưa chôn... Thầy Khổng nghe tin, sai Tử Cống sang giúp việc. (Hai người bạn) kẻ sắp khúc, kẻ gảy đàn, họa nhau mà hát:
"Này hỡi Tang Hộ ơi!
"Này hỡi Tang Hộ ơi!
"Anh đã trở lại đời thật của anh rồi đó!
"Mà chúng tôi còn vẫn làm người!
"Hỡi ôi!"
Tử Cống rảo lên thưa
— Dám hỏi: đến bên thây mà hát là lễ chăng? (32)
4.
Hai người nhìn nhau cười mà rằng:
— Hạng ấy đâu biết ý của lễ!
5.
Tử Cống về, đem nói với thầy Khổng và hỏi:
— Họ là người thế nào? Không có tu hành, mà coi ngoài hình hài của mình! Đến bên thây mà hát, sắc mặt không đổi! Không gọi là hạng gì được! Họ là người thế nào vậy?
6.
Thầy Khổng đáp:
— Họ là kẻ chơi ở ngoài đời. Còn Khâu thì là kẻ chơi ở trong đời. Trong và ngoài không kịp nhau, mà Khâu sai mi sang thăm họ, Khâu thì hủ lậu thật! Họ còn đương làm người với đấng Tạo Vật, mà chơi vào một khí của Trời, Đất! Họ cho sống là thịt thừa, bướu lẩy, cho chết là tan báng, vỡ nhọt! Mà như vậy, họ lại biết chết, sống, trước, sau, là ở chỗ nào. Mượn vào vật khác; gửi vào thể giống; quên gan, mật mình; bỏ sót tai, mắt mình; dăn dở làm sau, trước (33); không rõ mối đầu... (34) Tờ mờ lang thang ở ngoài ghét, bụi (35) ... Tiêu dao với nghiệp không làm (36) ... Họ lại có thể rối rít giữ lễ của thế tục để chiều tai, mắt mọi người được đâu?
7.
Tử Cống hỏi:
— Vậy thì thầy sao cứ dựa vào đời?
8.
Đáp:
— Khâu là tên dân trời bắt tội! Tuy vậy, ta cùng mi cùng đi!...
9.
Tử Cống nói:
— Dám hỏi phép ấy thế nào?
10.
Thầy Khổng đáp:
— Cá sống với nhau ở nước. Người sống với nhau ở đạo. Giống sống vơi nhau ở nước, luồn ao mà đủ cấp dưỡng. Kẻ sống với nhau ở đạo, không việc mà sinh ra định. Cho nên nói: "Cá quên nhau ở sông, hồ; người quên nhau về đạo thuật."
11.
Tử Cống:
— Dám hỏi hạng người lìa đời (37)?
12.
— Hạng lìa đời là hạng lìa với người mà sánh với trời (38). Cho nên nói rằng: Tiểu nhân của trời là quân tử của người! Quân tử của người là tiểu nhân của trời vậy!



Đại Tông Sư (V)
1.

2.
   
1.
Nhan Hồi hỏi Trọng Ni:
— Mạnh Tôn Tài, mẹ hắn chết, kêu khóc không có nước mắt. Trong lòng không xót. Ở tang không thương. Không có ba điều ấy mà là khéo để tang nhất nước Lỗ. Hắn vốn không thực thế mà được danh như thế chăng? Hồi một lấy thế làm lạ!
2.
Trọng Ni nói:
— Ấy việc ấy, ông Mạnh Tôn biết hết rồi (39). Hơn biết cả rồi. Chỉ có gỉản (40) nó mà không được, nhưng đã là có giản đấy rồi.. Ông Mạnh Tôn không biết sao lại sống. Không biết sao lại chết. Không biết cái gì trước. Không biết cái gì sau. Nếu hóa làm vật khác, là để đợi cái mà mình không biết nó hóa mình sao? Đương sẽ sắp hóa, biết đâu là không hóa? Đương sẽ không hóa, biết đâu là đã hóa? Riêng ta với mi là kẻ mộng mà chưa hề tỉnh đó chăng? Vả lại ông ta hình có lạ mà lòng không tổn (41), nhà có ra từ sớm mà chết không coi là thật! (42)... Ông Mạnh Tôn chỉ biết người khóc thì cũng khóc, đó là cái sở dĩ như thế... Vả lại, cứ coi nhau là ta thì thôi. Mà nào biết cái ta bảo coi nhau là ta là thế nào? Vả chăng mi mộng là chim mà bay lên trời; mộng là cá mà lặn ở vực; không biết điều ta nói bây giờ là lúc thức chăng? là lúc mộng chăng? Tới thích không kịp cười. Dâng cười không kịp sắp. Yên với sắp đặt, mà quên hẳn sinh hóa, mới vào được cõi trời mông mênh.




Đại Tông Sư (VI)
1.

2.

3.

4.

5.

6.
使
7.
1.
Ý Nhi Tử (43) ra mắt Hứa Do. Hứa Do hỏi:
— Nghiêu lấy gì giúp mi.
2.
Ý Nhi Tử nói:
— Nghiêu bảo tôi: anh tất mình mang nhân, nghĩa mà nói rõ phải, trái!
3.
Hứa Do:
— Mi lại đây làm gì nữa. Nghiêu nó đã đem nhân nghĩa mà trổ (44) mặt mi, lấy phải trái mà cắt mũi mi rồi! Mi còn lấy gì nữa mà lên chơi con đường xa rộng, mông mênh, dời đổi nữa.
4.
Ý Nhi Tử nói:
— Tuy vậy tôi mong chơi ở giậu (45) ngoài đường ấy...
5.
Hứa Do:
— Không được. Kìa kẻ mù không có gì để dự biết cái đẹp của mắt, mày, mặt, mũi; kẻ lòa không có gì để dự biết cái màu của xiêm, mãng, xanh, vàng...
6.
Ý Nhi Tử nói:
— Kìa Vô Trang (46) bỏ mất được đẹp. Cứ Lương bỏ mất được khỏe. Hoàng Đế bỏ mất được khôn, đều ở chỗ rèn đúc mà thôi. Nào biết đâu đấng Tạo Vật chẳng xóa lốt trổ (44) ở mặt tôi mà vá chỗ cắt ở mũi tôi, khiến tôi cưỡi cái hoàn thành để theo thầy?
7.
Hứa Do:
— Ừ! Chưa biết được thôi! Ta vì mi nói đại lược chuyện ấy! Thầy ta ư? Thầy ta ư? Sắp đặt (47) cả muôn vật mà chẳng là nghĩa! Ân đức tới muôn đời mà chẳng là nhân! Dài hơn thượng cổ mà chẳng là già! Che chở trời, đất, chạm trổ các hình mà chẳng là khéo. Ấy chơi thế mà thôi.





Đại Tông Sư (VII)
1.
Nhan Hồi nói:
— Hồi tiến thêm rồi.
Trọng Ni:
— Là thế nào?
— Hồi quên nhân nghĩa rồi.
— Khá rồi, nhưng còn chưa...
2.
Hôm khác lại ra mắt mà rằng:
— Hồi tiến thêm rồi.
— Là thế nào?
— Hồi quên lễ nhạc rồi.
— Khá rồi, nhưng còn chưa...
3.
Hôm khác lại ra mắt mà rằng:
— Hồi tiến thêm rồi.
— Là thế nào?
— Hồi ngồi mà quên rồi.
Trọng Ni sửng sốt hỏi:
— Ngồi mà quên là thế nào?
4.
Nhan Hồi đáp:
— Vương rớt chi thể (48); truất bỏ thông minh; lìa hình; vất trí; hợp cùng với đạo lớn; thế gọi là ngồi mà quên.
Trọng Ni nói:
— Đồng thì không ham. Hóa thì không thường. Mi quả giỏi được thế sao? Khâu này xin theo sau mi.


Đại Tông Sư (VIII)
1.
Tử Dư bạn với Tử Tang. Rồi mưa dầm mười ngày. Tử Dư nói:
— Tử Tang có lẽ ốm rồi.
Bọc cơm sang cho bạn ăn. Đến cửa, Tử Tang như hát, như khóc, gảy đàn mà rằng:
— Cha ơi! Mẹ ơi! Trời chăng? Người chăng?
Có vẻ như không cất nổi tiếng mà vội ngắt mất lời.
2.
Tử Dư bước vào mà rằng:
— Thơ của anh ca, cớ sao như vậy?
3.
— Tôi nghĩ về cái làm tôi đến nỗi này mà không được. Cha mẹ nào muốn tôi nghèo đâu? Trời không che riêng ai. Đất không chở riêng ai. Trời, Đất há nghèo riêng tôi sao? Tìm xem cái làm ra thế này mà không được. Vậy mà đến nỗi này, có lẽ là số mệnh chăng? (*2)



















ed. 2023-06-30