秋水 (I) | Nước thu (I) |
1.
秋水時至,百川 灌河。涇流之大, 兩涘渚崖之間不辯 牛馬。於是焉河伯 欣然自喜,以天下 之美為盡在己。順 流而東行,至於北 海,東面而視,不 見水端。於是焉河 伯 始旋其面目,望 洋向若而嘆曰:「 野語有之曰:『聞 道百,以為莫己若 者。』我之謂也。 且夫我嘗聞少仲尼 之聞,而輕伯夷之 義者,始吾弗信。 今我睹子之難窮也 , 吾非至於子之門 ,則殆矣,吾長見 笑於大方之家。」 北海若曰:「井 鼃不可以語於海者 ,拘於虛也;夏蟲 不可以語於冰者, 篤於時也;曲士不 可以語於道者,束 於教也。今爾出於 崖涘,觀於大海, 乃知 爾醜,爾將可 與語大理矣。天下 之水,莫大於海, 萬川歸之,不知何 時止而不盈;尾閭 泄之,不知何時已 而不虛;春秋不變 ,水旱不知。此其 過江河之流,不可 為量 數。而吾未嘗 以此自多者,自以 比形於天地,而受 氣於陰陽,吾在天 地之間,猶小石小 木之在大山也。方 存乎見少,又奚以 自多!計四海之在 天地之間也,不似 礨空 之在大澤乎? 計中國之在海內, 不似稊米之在太倉 乎?號物之數謂之 萬,人處一焉;人 卒九州,穀食之所 生,舟車之所通, 人處一焉;此其比 萬物也,不似毫末 之在 於馬體乎?五 帝之所運,三王之 所爭,仁人之所憂 ,任士之所勞,盡 此矣!伯夷辭之以 為名,仲尼語之以 為博。此其自多也 ,不似爾向之自多 於水乎?」 2. 河伯曰:「然則 吾大天地而小毫末 ,可乎?」 北海若曰:「否 。夫物,量無窮, 時無止,分無常, 終始無故。是故大 知觀於遠近,故小 而不寡,大而不多 ,知量無窮。證曏 今故,故遙而不悶 ,掇而不跂, 知時 無止;察乎盈虛, 故得而不喜,失而 不憂,知分之無常 也;明乎坦塗,故 生而不說,死而不 禍,知終始之不可 故也。計人之所知 ,不若其所不知; 其生之時,不 若未 生之時;以其至小 求窮其至大之域, 是故迷亂而不能自 得也。由此觀之, 又何以知毫末之足 以定至細之倪,又 何以知天地之足以 窮至大之域!」 3. 河伯曰:「世之 議者皆曰:『至精 無形,至大不可圍 。』是信情乎?」 北海若曰:「夫 自細視大者不盡, 自大視細者不明。 故異便,此勢之有 也。夫精,小之微 也;垺,大之殷也 ;夫精粗者,期於 有形者也;無形者 ,數之所不能 分也 ;不可圍者,數之 所不能窮也。可以 言論者,物之粗也 ;可以意致者,物 之精也;言之所不 能論,意之所不能 察致者,不期精粗 焉。是 故大人之行 ,不出乎害人,不 多仁恩;動不為利 ,不賤門隸;貨財 弗爭,不多辭讓; 事焉不借人,不多 食乎力,不賤貪污 ;行殊乎俗,不多 辟異;為在從眾, 不賤佞 諂;世之爵 祿不足以為勸,戮 恥不足以為辱;知 是非之不可為分, 細大之不可為倪。 聞曰:『道人不聞 ,至德不得,大人 無己。』約分之至 也。」 4. 河伯曰:「若物 之外,若物之內, 惡至而倪貴賤?惡 至而倪小大?」 北海若曰:「以 道觀之,物無貴賤 ;以物觀之,自貴 而相賤;以俗觀之 ,貴賤不在己。以 差觀之,因其所大 而大之,則萬物莫 不大;因其所小而 小之,則萬物 莫不 小。知天地之為稊 米也,知毫末之為 丘山也,則差數覩 矣。以功觀之,因 其所有而有之,則 萬物莫不有;因其 所無而無之,則萬 物莫不無。知東西 之相反而不可 以相 無,則功分定矣。 以趣觀之,因其所 然而然之,則萬物 莫不然;因其所非 而非之,則萬物莫 不非。知堯、桀之 自然而相非,則趣 操覩矣。 昔者堯、舜讓而 帝,之、噲讓而絕 ;湯、武爭而王, 白公爭而滅。由此 觀之,爭讓之禮, 堯、桀之行,貴賤 有時,未可以為常 也。梁麗可以衝城 ,而不可以窒穴, 言殊器也;騏驥驊 騮,一日而馳千里 ,捕鼠不如狸狌, 言殊技也;鴟鵂夜 撮蚤,察毫末,晝 出瞋目而不見丘山 ,言殊性也。故曰 ,蓋師是而無非, 師治而無亂乎?是 未明天地之理,萬 物之情者也。是猶 師天而無地,師陰 而無陽,其不可行 明矣!然且語而不 舍,非愚則誣也! 帝王殊禪,三代殊 繼。差其時,逆其 俗者,謂之篡夫; 當其時,順其俗者 ,謂之義之徒。默 默乎河伯!女惡知 貴賤之門,小大之 家!」 5. 河伯曰:「然則 我何為乎?何不為 乎?吾辭受趣舍, 吾終奈何?」 北海若曰:「以 道觀之,何貴何賤 ,是謂反衍;無拘 而志,與道大蹇。 何少何多,是謂謝 施;無一而行,與 道參差。嚴嚴乎若 國之有君,其無私 德;繇繇乎若 祭之 有社,其無私福; 汎汎乎其若四方之 無窮,其無所畛域 。兼懷萬物,其孰 承翼?是謂無方。 萬物一齊,孰短孰 長?道無終始,物 有死生,不恃其成 。一虛一盈, 不位 乎其形。年不可舉 ,時不可止。消息 盈虛,終則有始。 是所以語大義之方 ,論萬物之理也。 物之生也,若驟若 馳,無動而不變, 無時而不移。何為 乎,何不為 乎?夫 固將自化。」 6. 河伯曰:「然則 何貴於道邪?」 北海若曰:「知 道者必達於理,達 於理者必明於權, 明於權者不以物害 己。至德者,火弗 能熱,水弗能溺, 寒暑弗能害,禽獸 弗能賊。非謂其薄 之也,言察乎 安危 ,寧於禍福,謹於 去就,莫之能害也 。故曰,天在內, 人在外,德在乎天 。知乎人之行,本 乎天,位乎得;蹢 䠱而屈伸,反要而 語極。」 7. 河伯曰:「何謂 天?何謂人?」 北海若曰:「牛 馬四足,是謂天; 落馬首,穿牛鼻, 是謂人。故曰,無 以人滅天,無以故 滅命,無以得殉名 。謹守而勿失,是 謂反其真。」 |
1.
Nước thu cứ mùa đến, trăm lạch rót vào sông. Dòng đục (15) lớn đến nỗi trong khoảng bờ, bãi, hai bên, nhìn không rõ trâu hay ngựa. Khi ấy Hà Bá khấp khởi mừng thầm, cho là cái đẹp thiên hạ ở cả mình. Thuận dòng xuống Đông, đi tới biển Bắc, quay mặt sang Đông mà nhìn, không thấy đầu nước (1). Khi ấy Hà Bá mới xoay mặt mắt (2) lại, trông ra biển mà than thở nói với Nhược (thần biển) rằng: — Tục ngữ có câu: "Đạo nghe được trăm đã cho là không ai bằng mình." Tôi tức là hạng ấy. Vả chăng, tôi từng nghe có kẻ chê ít cái biết của Trọng Ni; coi thường cái nghĩa của Bá Di; thoạt trước tôi chẳng tin. Nay tôi thấy vẻ khôn cùng (3) của thầy, tôi phi đến cửa thầy thì thật nguy! Tôi sẽ bị cười dài với các nhà đại phương. Nhược ở biển Bắc nói: — Ếch giếng sở dĩ không thể nói cho biết chuyện biển, là bởi câu nệ về chỗ (4), sâu hè sở dĩ không thể nói cho biết chuyện băng, là bởi khư khư về mùa (5). Kẻ hẹp hòi sở dĩ không thể nói cho biết chuyện đạo, là bởi bó buộc về lối dạy. Nay ngươi ra khỏi bờ bến, nhìn xem biển cả mới biết mình là xấu (6), vậy có sẽ có thể nói chuyện cho ngươi về lẽ cả. Nước trong đời, không đâu lớn hơn biển. Muôn sông đều dồn về không biết bao giờ thôi, vậy mà không đầy. Rốn bể (7) chảy đi không biết bao giờ ngừng, vậy mà không vơi. Xuân, thu chẳng đổi; thủy, hạn không biết. Phần hơn các dòng sông, lạch, không thể lường tính được. Vậy mà ta chưa từng lấy mình như thế làm nhiều. Là vì tự xét, chia hình của Trời, Đất, mà chịu khí của Âm, Dương, ta ở trong trời, đất cũng như viên đá nhỏ, gốc cây nhỏ ở trong dãy núi lớn mà thôi! Đương còn thấy rằng ít, nào lấy gì để tự làm nhiều? Kể bốn bể ở trong Trời, Đất, chẳng cũng giống với hồ nước (8) ở trong chầm lớn sao? Kể Trung Quốc ở trong bốn bể chẳng cũng giống với hạt gạo ở trong kho lớn sao? Kể số các vật nói là "muôn", người chiếm một thôi. Kể trong chín châu, số thóc gạo sinh ra, nơi xe, thuyền đi tới, người chiếm một thôi. Vậy họ so với muôn vật, chẳng cũng giống mảy lông ở trong mình con ngựa sao? Cái mà năm Đế nhường nhau; cái mà ba Vương tranh nhau; cái mà kẻ có nhân lo âu; cái mà kẻ làm việc khó nhọc ở cả trong đó! Bá Di từ chối nó lấy làm danh; Trọng Ni nói chuyện nó lấy làm rộng; cái họ tự lấy làm nhiều đó, nào khác chi ngươi (9) hồi trước tự lấy làm nhiều về nước. 2. Hà Bá nói: — Vậy thì tôi cho Trời, Đất là lớn, mà mảy lông là nhỏ được chăng? Nhược ở biển Bắc đáp: — Không! Kìa vật: lượng không cùng; thời không đứng; phận không thường; trước sau không cớ. Thế cho nên bậc đại trí: xem về xa, gần, nên nhỏ chẳng cho là ít; lớn chẳng cho là nhiều; vì biết lượng không cùng; chứng về xưa, nay, nên diệu vợi mà chẳng buồn; lượm nhặt mà chẳng ngóng; vì biết thời không đứng; xét về đầy, vơi, nên được mà chẳng mừng; mất mà chẳng lo; vì biết phận là không thường; rõ về đường phẳng, nên sống mà chẳng vui; chết mà chẳng sợ; vì biết trước, sau chẳng thể tìm ra cớ được! Kể ra con người ta, phần biết không bằng phần không biết; lúc sống không bằng lúc chưa sống... Lấy cái rất nhỏ, tìm cách xét cùng cõi rất lớn, thế nên lú lẫn mà không thể tự thảnh thơi được. Do đó xem ra, sao lại biết mảy lông là đủ định làm ngữ (10) rất nhỏ? Sao lại biết trời, đất là đủ cùng được cõi rất lớn? 3. Hà Bá nói: — Kẻ bàn lẽ ở đời, đều nói rằng: cái rất tinh, không có hình; cái rất lớn không thể bao vây được; điều đó đúng thực chăng? Nhược ở bể Bắc đáp: — Kìa kẻ từ nhỏ mà nhìn lớn thì không xiết; kẻ từ lớn mà nhìn nhỏ thì không rõ. Kìa tinh là cái nhỏ thật bé; rất lớn là cái to thật bự... cho nên phương tiện khác nhau. Đó là thế có như thế. Kìa tinh và thô là nói riêng về những cái có hình. Còn không hình là cái mà số không thể chia được; không thể bao vây là cái mà số không thể cùng được. Cái có thể lấy lời bàn là cái thô của vật. Cái có thể lấy ý hiểu là cái tinh của vật. Cái mà lời không có thể bàn, ý không thể xét hiểu, thì không hẹn với tinh, thô. Thế cho nên bậc người lớn: làm việc, không gây ra sự hại người; cũng không lấy ân huệ làm hay. Động chẳng vì lợi; nhưng không coi hạng canh cửa là hèn. Của cải không tranh, nhưng không lấy nhún nhường làm quý. Công việc chẳng nhờ người; nhưng không trọng kẻ tự kiếm ăn bằng sức mình, không khinh kẻ tham bẩn. Nết khác với tục, chẳng chuộng quái lạ. Làm theo đám đông, chẳng rẻ siểm nịnh. Tước lộc ở đời, chẳng đủ để khuyến khích; hình phạt, chẳng đủ để sỉ nhục. Biết phải, trái là không thể phân được, lớn nhỏ là không thể có ngữ (10) được. Nghe nói, kẻ biết đạo không có nghe; bậc chí đức không có được, mà người lớn không có mình. Thu hẹp sự phân chia đến thế là rất mực (11). 4. Hà Bá nói: — Như bề ngoài của vật, như bề trong của vật, đến đâu là ngữ (10) sang, hèn? Đến đâu là ngữ (10) lớn, nhỏ? Nhược ở biển Bắc nói: — Từ đạo coi ra thì vật không có gì là sang, hèn. Từ vật coi ra thì chúng lấy mình là sang mà coi nhau là hèn. Từ tục xem ra, thì sang, hèn chẳng ở mình. Từ chỗ sai nhau coi ra, nhân cái lớn của nó mà cho là lớn, thì muôn vật cái gì không lớn; nhân cái nhỏ của nó mà coi là nhỏ, thì muôn vật cái gì không nhỏ. Biết trời, đất là tấm, gạo; biết mảy lông là gò núi; thì thấy rõ số sai nhau rồi. Từ chỗ công dụng coi ra: nhân cái có của nó mà cho là có, thì muôn vật không cái gì không có; nhân cái không của nó mà cho là không, thì muôn vật không cái gì không. Biết Đông, Tây là trái nhau, nhưng không có nhau không được, thì chia định được công dụng rồi. Từ chỗ đua chuộng coi ra, nhân cái phải của nó mà cho là phải, , thì muôn vật không cái gì không phải; nhân cái trái của nó mà cho là trải, thì muôn vật không cái gì không trái. Biết Nghiêu và Kiệt tự cho mình là phải mà cho nhau là trái, thì thấy rõ được cốt của đua chuộng rồi. Xưa kia Nghiêu, Thuấn nhường nhau mà làm vua; Chi, Khoái nhường nhau mà tuyệt diệt; Thang, Vũ tranh nhau mà được nước. Bạch Công tranh nhau mà mất mạng. Do đó xem ra, thì lễ nhường hay tranh, nết Nghiêu hay Kiệt, sang, hèn có từng thời, chưa có thể cho là thường được. Rường nhà có thể chống thành, nhưng không thể lấp được lỗ; ấy là nói dùng có khác nhau. Ký, Kỳ, Hoa, Lưu, một ngày ruổi hàng nghìn dặm, nhưng bắt chuột thì không bằng con mèo. Ấy là nói tài có khác nhau. Cú, vọ đêm rỉa chấy, nhìn rõ mảy lông; ban ngày ra, trố mắt mà không nhìn thấy gò, núi. Ấy là tính có khác nhau. Cho nên nói rằng: có lẽ học phải mà không trái, học trị mà không loạn chăng? Ấy là người chưa rõ lẽ của Trời, Đất, tình của muôn vật. Thế cũng như học Trời mà không đất, học Âm mà không Dương, cái không thể làm được đã rõ rồi. Vậy mà còn nói mãi không bỏ, phi ngu thì là điêu vậy. Hoàng và Đế nhường ngôi khác nhau; Ba Đời nối ngôi khác nhau. Sai với thời, trái với tục, thì người gọi là phường thoán thí. Đúng với thời, thuận với tục, thì người gọi là nhân, nghĩa. Lẳng lặng Hà Bá ơi! Ngươi lại biết đâu được kẻ sang, hèn cùng là nhà lớn nhỏ. 5. Hà Bá nói: — Vậy thì tôi làm cái gì? Đừng làm cái gì? Tôi chối, nhận, tới, lui, rút lại tôi tính ra sao? Nhược ở biển Bắc nói: — Từ đạo coi ra, thì nào có gì là sang với hèn: Đó là chuyện đắp đổi, Đừng để lòng ngươi câu nệ vào, Mà cùng đạo ngang trái. Nào có gì là nhiều với ít: Đó là chuyện lấy, cho. Đừng để nết ngươi chấp nhất nào, Mà cùng đạo sai thù. Nghiêm nghị như nước có vua, Đừng lập đức riêng. Thong dong như tế có xã, Đừng cầu phúc riêng. Mông mênh như bốn phương không cùng, Đừng phân bờ cõi. Yêu gồm cả muôn vật, Tiếp giúp ai cho phải? Thế gọi là không phương. Muôn vật đều nhau cả, Nào có cái gì là dài, là vắn mà lường! Đạo không sau, trước! Vật có sống, thác. Không cậy ở lúc thành được. Một vơi, một đầy, Đừng trông nó ở phần xác! Không ai cất được tuổi. Không ai ngăn được thời. Có sau thì có trước. Thăm dò tiêu tức (12) đầy vơi. Đó là để nói chuyện về chiều (13) đi của nghĩa lớn, Mà bàn về lẽ muôn vật ở đời. Phàm vật khi sống, Như chạy như ruổi. Không cử động nào là không biến thiên. Không giờ phút nào là không dời đổi! Nào làm cái gì? Nào không làm cái gì? Nó vốn tự nhiên hóa cải! 6. Hà Bá hỏi: — Vậy thì đạo quý về cái gì? Nhược ở biển Bắc đáp: — Kẻ biết đạo tất đạt về lý. Kẻ đạt lý tất rõ về quyền biến, sẽ chẳng lấy vật hại mình. Bật chí đức lửa không nóng nổi, nước không đuối nổi, nắng, rét không hại nổi, chim, muông không giết nổi. Không phải bảo trêu vào chúng đâu; ý nói xét rõ được yên, nguy, coi thường được họa, phúc, cẩn thận về sự lui tới, nên không cái gì hại được đó thôi. Cho nên nói: Trời ở trong, người ở ngoài; đức ở trời... Biết đường đi của trời và người, Gốc ở trời, đứng ở đức... Thơ thẩn mà duỗi hay co; Trở về lẽ cốt yếu mà nói chuyện về lẽ cùng cực. 7. Hỏi: — Trời nghĩa là gì? Người nghĩa là gì? Nhược biển Bắc nói: — Trâu, ngựa bốn chân, thế là trời. Ràng đầu ngựa, xỏ mũi trâu, thế là người. Cho nên nói: Chớ lấy người giết trời. Chớ lấy ý giết mệnh. Chớ lấy được (14) chết theo danh. Giữ cẩn thận chớ bỏ mất, Thế gọi là trở lại cõi thật. |
秋水 (II) | Nước thu (II) |
1.
夔憐蚿,蚿憐蛇 ,蛇憐風,風憐目 ,目憐心。 2. 夔謂蚿曰:「吾 以一足趻踔而行, 予無如矣。今子之 使萬足,獨奈何? 」 3. 蚿曰:「不然。 子不見夫唾者乎? 噴則大者如珠,小 者如霧,雜而下者 不可勝數也。今予 動吾天機,而不知 其所以然。」 4. 蚿謂蛇曰:「吾 以眾足行,而不及 子之無足,何也? 」 5. 蛇曰:「夫天機 之所動,何可易邪 ?吾安用足哉!」 6. 蛇謂風曰:「予 動吾脊脅而行,則 有似也。今子蓬蓬 然起於北海,蓬蓬 然入於南海,而似 無有,何也?」 7. 風曰:「然,予 蓬蓬然起於北海而 入於南海也,然而 指我則勝我,鰌我 亦勝我。雖然,夫 折大木,蜚大屋者 ,唯我能也。故以 眾小不勝為大勝也 。為大勝者,唯聖 人能之。」 |
1.
Quỳ (một chân) thương rết (16) ... Rết thương rắn... Rắn thương gió... Gió thương mắt... Mắt thương lòng... 2. Quỳ bảo rết rằng: — Ta dùng một chân tập tễnh mà đi, không bằng ngươi rồi (17). Nay một mình ngươi mà sai khiến bao nhiêu chân, làm ra làm sao? 3. Rết nói: — Không thế rồi! Ngươi không thấy kẻ nhổ sao? Phun ra giọt lớn bằng hạt trai, hạt nhỏ bằng hạt sương. Lộn xộn rơi xuống, không thể kể xiết. Nay ta động đến máy trời của ta, không biết là sao lại thế nữa. 4. Rết bảo rắn: — Ta đi bằng nhiều chân mà không bằng ngươi không chân, sao vậy? 5. Rắn đáp: — Sự cự động của máy trời, có thể đổi sao được. Ta có dùng chân làm chi? 6. Rắn bảo gió: — Ta vận động xương sống, xương sườn ta mà đi, thì còn có phần hệt. Nay ngươi ào ào nổi từ biển Bắc, ào ào thổi vào biển Nam, mà hình không có, sao vậy? 7. Gió nói: — Phải, ta ào ào nổi từ biển Bắc thổi vào biển Nam. Thế nhưng chỉ ta thì được ta. Đạp ta thì được ta. Tuy vậy, bẻ gẫy cây to, xô đổ nhà lớn, chỉ có ta là có thể. Cho nên ta góp nhiều cái không được nhỏ (18) lại làm cái được lớn (19). Làm nổi cái được lớn, chỉ có thánh nhân là làm nổi. |
秋水 (III) | Nước thu (III) |
1.
Thầy Khổng sang chơi đất Khuông, người nước Tống vây thầy mấy vòng, mà thầy đàn hát không ngơi. Tử Lộ vào ra mắt mà rằng: — Sao mà thầy vui thế? 2. Thầy Khổng đáp: — Lại đây! Ta bảo ngươi: ta kiêng sự cùng khốn đã lâu, vậy mà không khỏi, ấy là mệnh. Cầu sự thông đạt đã lâu, vậy mà không được, ấy là thời. Trong đời Nghiêu, Thuấn, thiên hạ không ai cùng khốn, nào phải vì khôn đâu (20). Trong đời Kiệt, Trụ, thiên hạ không ai thông đạt, nào phải vì dại đâu (21). Thời thế xui ra thế! Kìa, đi nước không lánh thuồng luồng; ấy là dũng của dân chài lưới. Đi cạn không lánh hùm, beo; ấy là dũng của dân săn bắn. Lưỡi trắng (gươm, giáo) giao ở trước mặt, coi chết như sống; ấy là dũng của kẻ liệt sĩ. Biết cùng là có mệnh; biết thông là có thời; kề nạn lớn mà không sợ; ấy là dũng của bậc thánh nhân. Ngồi chơi, Do (22)! Mệnh ta đã có chỗ cầm rồi. 3. Không bao lâu, kẻ cầm quân tiến vào, thưa: — Tưởng ngài là Dương Hổ, cho nên vây. Nay không phải, xin chào ngài, chúng tôi lui. |
秋水 (IV) | Nước thu (IV) |
1.
公孫龍問於魏牟 曰:「龍少學先王 之道,長而明仁義 之行;合同異,離 堅白;然不然,可 不可;困百家之知 ,窮眾口之辯:吾 自以為至達已。今 吾聞莊子之言,茫 焉異之。不知論之 不及與?知之弗若 與?今吾無所開吾 喙,敢問其方。」 2. 公子牟隱机大息 ,仰天而笑曰:「 子獨不聞夫埳井之 鼃乎?謂東海之鱉 曰:『吾樂與!出 跳梁乎井幹之上, 入休乎缺甃之崖。 赴水則接腋持頤, 蹶泥則沒足滅 跗。 還視虷蟹與科斗, 莫吾能若也。且夫 擅一壑之水,而跨 跱埳井之樂,此亦 至矣。夫子奚不時 來入觀乎?』東海 之鱉左足未入,而 右膝已縶矣。於是 逡巡而卻,告 之海 曰:『夫千里之遠 ,不足以舉其大; 千仞之高,不足以 極其深。禹之時, 十年九潦,而水弗 為加益;湯之時, 八年七旱,而崖不 為加損。夫不為頃 久推移,不以 多少 進退者,此亦東海 之大樂也。』於是 埳井之鼃聞之,適 適然驚,規規然自 失也。 3. 且夫知不知是非 之竟,而猶欲觀於 莊子之言,是猶使 蚊虻負山,商蚷馳 河也,必不勝任矣 。且夫知不知論極 妙之言,而自適一 時之利者,是非埳 井之鼃與?且 彼方 跐黃泉而登大皇, 無南無北,奭然四 解,淪於不測;無 東無西,始於玄冥 ,反於大通。子乃 規規然而求之以察 ,索之以辯,是直 用管窺天,用錐指 地也,不亦小 乎? 子往矣!且子獨不 聞夫壽陵餘子之學 於邯鄲與?未得國 能,又失其故行矣 ,直匍匐而歸耳。 今子不去,將忘子 之故,失子之業。 」 4. 公孫龍口呿而不 合,舌舉而不下, 乃逸而走。 |
1.
Công Tôn Long hỏi Ngụy Mâu: — Long lúc nhỏ học đạo của tiên vương (23). Lớn lên mà rõ lẽ nhân, nghĩa; hợp lý đồng, dị; tách chuyện trắng, dắn... Phải, chẳng phải; được, chẳng được. Làm khốn trí trăm nhà. Văn cùng lời của các miệng. Tôi tự cho là đạt lắm rồi. Nay tôi nghe lời của thầy Trang, sửng sốt lấy làm lạ. Không biết là nói không kịp hay trí không bằng, mà tôi không mở mồm vào đâu được. Dám hỏi lẽ ấy? 2. Công tử Mâu tựa kỷ thở dài, ngửa mặt lên trời mà cười rằng: — Riêng ngươi không nghe con ếch ở giếng cạn sao? Nó bảo con ba ba ở biển Đông rằng: "Ta sướng lắm chứ! Ta nhảy nhót lên trên giàn giếng, rồi vào nghỉ ở bờ tường lở... Xuống nước thì khép nách, nghểnh mõm. Lê bùn thì ngập gót, ngủm chân. Nhìn lại cua, bọ gậy, nòng nọc, chả giống nào bằng ta cả. Vả chăng, coi nước ở cả một khe, mà bơi, choải cái thú vui ở nơi giếng cạn, thế cũng đã tuyệt rồi! Nhà ngươi sao chẳng thỉnh thoảng lại chơi coi." Con ba ba biển Đông, chân trái chưa vào mà gối phải đã vướng rồi. Vì thế vội vàng lui ra, đem chuyện biển mà nói với ếch rằng: "Xa nghìn dặm không đủ để so sánh bề rộng. Cao nghìn nhận không đủ để tính bề sâu. Đời vua Vũ, mười năm chín lần lụt, mà nước không vì thế thêm lên. Đời vua Thang, tám năm bảy lần hạn, mà bờ chẳng vì thế bớt đi. Kìa, chẳng vì chốc lát mà dời đổi; chẳng vì nhiều ít mà lên, lui; ấy cái vui lớn ở biển Đông là thế!" Con ếch giếng cạn khi ấy nghe nói thế, thấm thót giật mình, bâng khuâng tự thấy bẽn lẽn (25). 3. Vả chăng, trí chẳng biết cùng được lẽ phải, trái mà lại muốn nghe chuyện của thầy Trang, cái đó cũng như sai muỗi cõng núi, mà cho cuống chiếu lội sông; tất không làm nổi việc vậy. Vả chăng, trí chẳng biết bàn những lời cực huyền diệu mà tự lấy cái lợi nhất thời làm thỏa thích, đó lại chẳng phải là ếch ở giếng cạn đó sao? Vả lại, hắn đương đạp suối vàng mà lên trời rộng!... Không Nam, không Bắc; siêu thoát tứ tung; để lặn vào cõi không lường!... Không Đông, không Tây; bắt đầu tự huyền minh; trở về với đại thông! Mà ngươi lại bo bo cầu bằng trí xét nét; lần bằng lời biện bác... Thật là bắc ống mà nhìn trời; lấy dùi mà chọc đất, chẳng cũng nhỏ nhen sao? Ngươi đi thôi. Vả lại riêng ngươi chẳng nghe chuyện học hành của cậu bé Thọ Lăng ở Hàm Đan sao? Chưa học được cái hay của nước người ta, mà đã bỏ mất cả nết cũ rồi. Đành bỏ trở về mà thôi! Nay ngươi chẳng đi, sẽ quên hết cái cũ của ngươi mà bỏ mất nghề nghiệp của ngươi đó! 4. Công Tôn Long miệng há không ngậm lại được, lưỡi lè không rụt vào được, liền trốn mà chạy. |
秋水 (V) | Nước thu (V) |
Thầy Trang câu ở sông Bộc. Vua Sở sai hai quan đại phu đến nói trước rằng: — Xin đem đất nước để phiền ngài... Thầy Trang cầm cần câu chẳng quay lại, mà rằng: — Tôi nghe nước Sở có rùa thần, chết đã ba nghìn năm. Nhà vua đựng vào hòm vải, cất ở miếu đường. Con rùa ấy mong chết để lại bộ xương quý giá, hay mong sống mà lê đuôi ở trong bùn lầy? Hai quan đại phu đáp: — Mong sống mà lê đuôi ở trong bùn lầy. Thầy Trang nói: — Đi thôi! Tôi sẽ lê đuôi ở trong bùn lầy. |
秋水 (VI) | Nước thu (VI) |
1.
惠子相梁,莊子 往見之。或謂惠子 曰:「莊子來,欲 代子相。」於是惠 子恐,搜於國中三 日三夜。 莊子往見之,曰 :「南方有鳥,其 名鵷鶵,子知之乎 ?夫鵷鶵,發於南 海而飛於北海,非 梧桐不止,非練實 不食,非醴泉不飲 。於是鴟得腐鼠, 鵷鶵過之,仰而視 之曰:『嚇!』今 子欲以子之梁國而 嚇我邪?」 2. 莊子與惠子遊於 濠梁之上。莊子曰 :「鯈魚出游從容 ,是魚之樂也。」 惠子曰︰「子非 魚,安知魚之樂? 」 莊子曰:「子非 我,安知我不知魚 之樂?」 惠子曰:「我非 子,固不知子矣; 子固非魚也,子之 不知魚之樂,全矣 !」 莊子曰:「請循 其本。子曰『汝安 知魚樂』云者,既 已知吾知之而問我 ,我知之濠上也。 」 |
1.
Thầy Huệ làm tướng nước Lương, thầy Trang sang thăm. Có kẻ (24) bảo thầy Huệ rằng: — Thầy Trang đến, muốn thay thầy làm tướng. Thế là thầy Huệ sợ, lùng ở trong nước ba ngày, ba đêm. Thầy Trang đến thăm, nói: — Phương Nam có giống chim, tên nó là uyên sồ, bác biết nó chăng? Uyên sồ cất cánh từ biển Nam, bay sang biển Bắc... Phi ngô đồng chẳng đậu; phi hạt luyện chẳng ăn; phi suối ngọt chẳng uống. Lúc ấy, cú ta được con chuột chù. Uyên sồ bay qua... Nó ngửng lên trông mà kêu: "Hóe." Nay bác muốn đem nước Lương nhà bác mà "hóe" tôi sao? 2. Thầy Trang cùng thầy Huệ chơi ở trên đập hào. Thầy Trang nói: — Kìa đàn cá lượn lờ bơi chơi, đàn cá mới sướng chứ! Thầy Huệ hỏi: — Bác không phải cá, sao biết cái sướng của cá? Thầy Trang đáp: — Bác không phải tôi, sao biết tôi không biết cái sướng của cá? Thầy Huệ nói: — Tôi không phải bác, không biết bác đã đành. Nhưng bác không phải là cá, bác hẳn là không biết cái sướng của cá. Thầy Trang nói: — Xin nói lại từ gốc. Bác hỏi: "Bác sao biết cái sướng của cá?" Thế là bác đã biết tôi biết mà hỏi tôi. Tôi thì biết cái đó ở trên hào. |
No comments:
Post a comment