Sunday, 28 June 2015

01 Tiêu dao du 逍遙遊


Tiêu dao du (I)
1.

2.

3.

4.
宿
5.
椿
6.

7.

8.
1.
Bể Bắc có loài cá, tên nó là côn. Bề lớn của côn, không biết nó mấy nghìn dặm! Hóa mà làm loài chim, tên nó là bằng. Lưng của bằng, không biết nó mấy nghìn dặm! Vùng dậy bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời... Loài chim ấy, bể động thì sắp dời sang bể Nam. Bể Nam là Ao trời...
2.
Tề Hài là sách chép những chuyện quái lạ. Lời của Hài nói rằng: "Khi bằng dời sang bể Nam, nước sóng sánh ba nghìn dặm. Nó liệng theo gió lốc mà lên là chín muôn dặm. Đi cứ sáu tháng mới nghỉ."
Kìa bóng câu! Kìa vẩn bụi! những vật có sống lấy hơi mà thổi nhau (*2) . Cái xanh xanh của trời là màu chính của nó chăng? Nó trông xuống dưới cũng như thế thôi!
3.
Vả chăng sức chứa của nước không dày, thì mang thuyền lớn không đủ sức. Lật chén nước lên trên vũng thềm, thì hạt cải là thuyền cho nó. Đặt chén vào thì trịt: nước nông mà thuyền lớn vậy! Sức chứa của gió không dày, thì nó mang cánh lớn không đủ sức. Cho nên chín muôn dặm thì gió là ở dưới rồi... Sau đó bấy giờ mới gây gió... Lưng đội trời xanh mà không có gì vướng bận mình, sau đó bấy giờ mới tính việc sang Nam...
4.
Con ve cùng con cưu mới ra ràng cười nó rằng: "Ta vùng dậy mà bay, dục vào đám du phường (*3)  hoặc khi không tới thì nhào xuống đất mà thôi! Có cần phải vượt chín muôn dặm mà sang Nam làm gì?"
Kẻ ra ngoài đồng miếu, ăn ba bữa trở về, bụng còn phinh phích. Kẻ đi trăm dặm, đêm phải giã gạo (1)  ... Kẻ đi nghìn dặm, tích lương ba tháng... Hai giống ấy lại biết gì!
5.
Trí nhỏ không theo kịp trí lớn; tuổi nhỏ không theo kịp tuổi lớn...
Sao mà biết rằng thế? Giống nấm sớm không biết ba mươi, mồng một; ve sầu không biết mùa Xuân mùa Thu. Đó là hạng tuổi nhỏ. Miền Nam nước Sở có giống rùa minh linh, lấy năm trăm năm làm Xuân, năm trăm năm làm Thu. Đời thượng cổ có giống cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm Xuân, tám nghìn năm làm Thu... Mà đến nay thì riêng Bành Tổ được tiếng là sống lâu. Người thường so sánh với cụ, chẳng cũng buồn sao!
6.
Lời Thang hỏi Cức cũng thế: "Phía Bắc miền hiếm cây (*4) & (4) , có bể thẳm, tức là Ao trời. Có loài cá, nó rộng vài nghìn dặm; chưa có biết nó dài bao nhiêu. Tên nó là côn? Có loài chim, tên nó là bằng, lưng bằng núi Thái, cánh như đám mây rủ ngang trời. Liệng gió lốc, xoáy sừng dê mà lên là chín muôn dặm. Dứt hơi mây, đội trời xanh, rồi đó mới lo đường sang Nam, vì sắp sang bể Nam..."
Con sẻ bên chầm cười nó rằng: "Nó sắp đi đâu vậy? Ta nhẩy nhót bay lên, chẳng qua vài nhận (*5)  rồi xuống. Lượn lờ ở giữa đám cỏ bồng, cỏ tranh, bay đến thế cũng là rất mực! Mà nó lại sắp đi đâu?"
Đó là chỗ phân biệt của lớn, nhỏ...
7.
Cho nên những kẻ trí làm nổi một viên quan; nết hơn trong một làng; đức hợp với một vua mà được lòng tin của một nước; họ tự coi mình, ấy cũng như thế... Vậy mà thầy Vinh nước Tống mủm mỉm cười họ... Vả lại, đem cả đời mà khen, thầy không nức lòng thêm; đem cả đời mà chê, thầy không bận lòng thêm; định được phận trong, ngoài; rõ được cõi vinh, nhục; thế mà thôi. Ở đời, hạng người ấy chưa dễ thường thường có.
Tuy vậy, còn có chỗ chưa được vững. Kìa thầy Liệt cưỡi gió mà đi, mát rời rợi. Một tuần lẻ năm ngày (2) rồi mới trở về. Hạng gây phúc (3) như thầy chưa dễ đã thường thường có. Người ấy tuy khỏi phải đi, song còn có cái phải chờ đợi.
8.
Đến như kẻ: cưỡi lẽ chính của Trời Đất; chế ngự sự biến đổi của sáu khí (*6) để sang chơi cõi vô cùng; nào họ chờ đợi gì đâu? Cho nên nói: chí nhân không biết có mình; thần nhân không biết có công; thánh nhân không biết có danh.




Tiêu dao du (II)
1.
Vua Nghiêu đem thiên hạ nhường Hứa Do mà rằng:
— Mặt trời mặt trăng mọc rồi, mà đóm lửa không tắt... Kể ánh sáng, thế chẳng cũng khó sao? Mưa xuống rồi, mà còn tưới, tát... Kể về sưc thấm, thế chẳng cũng nhọc sao? Nhà thầy đứng đó mà đời trị. Vậy mà tôi còn đội lốt ngồi đó... Tôi tự nhìn mình áy náy, xin trả thiên hạ.
2.
Hứa Do nói:
— Nhà ngươi trị thiên hạ, thiên hạ nay đã trị rồi... Mà ta còn thay ngươi, ta định vì danh sao? Danh là khách của thực; ta định làm khách sao? Quanh quách làm tổ ở rừng sâu, chẳng qua một cành.... Chuột nhắt uống sông, chẳng qua đầy bụng. Về nghỉ thôi ông! Ta không dùng đến thiên hạ làm gì cả. Nhà bếp dù chẳng coi bếp, thầy cũng không bỏ mâm chén, mà thay nó đâu?

























Tiêu dao du (III)
1.
輿
2.
使
3.










 
1.
Kiên Ngô hỏi Liên Thúc:
— Tôi nghe lời nói của Tiếp Dư, lớn mà không đúng, đi mà không về... Tôi kinh khiếp lời nói của ông ta: cũng như sông Hà, sông Hán mông mênh vô cùng! Rất là diệu vợi (6)! Không gần với thường tình người ta.
2.
Liên Thúc nói:
— Ông ta nói về cái gì?
— Ông ta nói: "Trên núi Rưởu Cô Dịch, có thần nhân ở đó. Da thịt như băng tuyết. Thơ ngây (5) như gái chưa chồng. Không ăn năm loài thóc, hút gió, uống sương, cưỡi khí mây, ngự rồng bay, mà chơi ở ngoài bốn bể. Định thần lại, khiến cho mọi vật không đau ốm, mà lúa mùa được... " Tôi cho thế là nhảm, chứ không tin.
3.
Liên Thúc nói:
— Ừ! Kẻ mù không có cách gì để dự xem vẻ văn hoa. Kẻ điếc không có cách gì để dự nghe tiếng chiêng, trống. Có những hình hài mà có là điếc đâu? Trí con người ta cũng có cái đó. Lời nói ấy, anh cũng như thế đấy! Kể người ấy, kể đức ấy, sẽ chung đúc muôn vật. Còn như cần sự thịnh trị cho mọi đời, thì ai mà xong xóc làm việc cho thiên hạ. Như người ấy, vật chẳng loại nào làm hại nổi. Bể lớn liền trời mà không đuối. Nắng lớn vàng, đá chảy, núi đất sém, mà không nóng. Những bụi, mẳn, tấm cám (7) của người ấy cũng còn đúc rèn được Nghiêu Thuấn. Mà ai chịu làm việc cho vật ngoài?




























Tiêu dao du (IV)
Người Tống buôn thứ mũ chương phủ đem sang Việt. Người Việt cắt tóc, vẽ mình, không dùng mũ làm gì! Nghiêu trị dân dưới trời, sắp chính trong bể, đi sang núi Rưởu Cô Dịch (8),  ra mắt bốn thầy  (*7) — bâng khuâng quên mất thiên hạ của mình...


Tiêu dao du (V)
1.
Thầy Huệ bảo thầy Trang:
— Vua nước Ngụy đưa tôi giống dưa lớn. Tôi trồng nó thành cây, ra quả nặng năm thạch. Đem đựng nước nôi, nó nặng, một mình không thể nhắc được. Bổ nó ra làm cái bầu, thì mảnh vỏ không đựng được vật gì. Không phải là nó không to kếch sù, vì nó vô dụng mà tôi đập nó ra.
2.
Thầy Trang nói:
— Thế ra nhà thầy vụng về chỗ dùng cái lớn. Người nước Tống có kẻ khéo làm thứ thuốc không cóng tay (9), đời đời chuyên làm nghề phiếu bông (10). Có người khách nghe chuyện, xin mua phương ấy trăm lạng vàng. Hắn liền họp cả họ lại mà bàn: "Chúng ta đời đời làm nghề phiếu bông, lợi chẳng qua vài lạng. Nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin cho hắn." Khách được phương thuốc sang du thuyết vua Ngô. Nước Việt có nạn (11), (Vua Ngô) sai hắn làm tướng. Mùa đông, đánh nhau dưới nước với người Việt, người Việt thua to. (Vua Ngô) xẻ đất mà phong hắn... Cùng một phương làm cho khỏi cóng tay, kẻ thì được phong, kẻ thì chỉ luẩn quẩn trong nghề phiếu bông. Cái khác đó là vì cách dùng. Nay thầy có quả dưa năm thạch, sao không nghĩ cách làm thành một cái tô lớn, để chơi phiếm ra sông, hồ? Mà lại lo mảnh vỏ của nó không chứa được vật gì. Thì ra lòng nhà thầy còn đặc như bí vậy.


Tiêu dao du (VI)
1.
Thầy Huệ bảo thầy Trang:
— Tôi có gốc cây lớn, người ta gọi nó là cây vu (14) . Gốc lớn nó xù xì, không đúng dây mực... (12) Cành nhỏ nó khùng khoèo, không đúng khuôn mẫu... (12) Dựng nó ra đường, thợ mộc không thèm nhìn. Nay lời nói của thầy, lớn mà vô dụng, nên chúng đều bỏ cả!
2.
Thầy Trang nói:
— Riêng thầy không thấy con cầy (16) sao?
Rình mò các vật đi rong
Co mình đứng nấp
Vồ đông, nhảy tây
Chẳng kể cao thấp
Mắc vào cạm bẫy
Chết trong lưới rập
Đến như loài trâu sồm, nó to như đám mây rủ ngang trời, kể to thật là to, nhưng... không biết bắt chuột. Nay thầy có cây lớn, lo nó vô dụng, thì sao không
Trồng nó sang làng không có đâu (15)
Giữa cảnh nội thật rộng rãi
Rồi bàng hoàng (13) không làm gì ở bên
Tiêu dao ta nằm khểnh ở dưới
Nó sẽ không chết yểu với búa rìu
Không sợ có giống gì làm hại
Không dùng được việc gì
Thì khốn khổ có từ đâu mà tới?

ed. 2023-06-28























































































































No comments:

Post a Comment