ebook Hán Việt đối chiếu @ tác giả: Trang Tử 莊子 @ dịch giả: Nhượng Tống @ Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn 漢越辭典摘引 online, hiệu đính & chú thích: Đặng Thế Kiệt
Wednesday, 18 November 2015
23 Canh Tang Sở 庚桑楚 - chú thích
(1) đầy tớ thầy, hạng ngôn ngoan rạch ròi bỏ thầy: nguyên văn kì thần chi hoạch nhiên tri giả khứ chi 其臣之畫然知者去之; câu này Nhượng Tống dịch trái với nguyên văn: thầy Canh Tang Sở đuổi bỏ những người kia có lẽ đúng hơn.
(2) vợ lẽ thầy, hạng chầm vập yêu thương xa thầy : nguyên văn kì thiếp chi khiết nhiên nhân giả viễn chi 其妾之挈然仁者遠之; câu này Nhượng Tống dịch trái với nguyên văn: thầy Canh Tang Sở xa lánh những người kia có lẽ đúng hơn.
(3) lũ ỏng bủng cùng thầy ở! Phường lem luốc để thầy sai: nguyên văn ủng thũng chi dữ cư, ưởng chưởng chi vi sử 擁腫之與居, 鞅掌之為使.
(4) ngày tính ra không đủ: nguyên văn nhật kế chi nhi bất túc 日計之而不足 (lợi ích) mỗi ngày tính ra không biết bao nhiêu mà kể (tức là nhiều lắm).
(5) gò đất: nguyên văn chữ Hán bồi 阫. § Cũng như bậu 培 gò đất thấp.
(6) cầy, cáo: nguyên văn chữ Hán nghiệt hồ 㜸狐. § Cũng như yêu hồ 妖狐.
(7) sửng sốt: nguyên văn thúc nhiên 蹴然.
(8) lạ: nguyên văn dị 異 khác, lạ.
(9) ong bầu: nguyên văn bôn phong 奔蜂 loài ong lưng nhỏ.
(8) sâu đậu: nguyên văn hoắc trục 藿蠋 con ấu trùng lớn màu xanh sinh ra trên cây đậu.
(9) trứng mòng: nguyên văn hộc noãn 鵠卵 trứng chim hồng hộc.
(10) đông người thế: nguyên văn dữ nhân giai lai chi chúng dã 與人偕來之眾也. Ý Lão Tử muốn đùa Nam Vinh Trù mà hỏi rằng: Sao đến yết kiến mà còn mang theo bao nhiêu thành kiến, học thuyết... như vậy.
(11) xin nhờ vào Sở: Nam Vinh Trù nghe theo thầy mình là Canh Tang Sở lại thỉnh giáo Lão Tử.
(12) ta càng tin: nguyên văn nhi tín chi 而信之 và biết là đúng như thế.
(13) mụ mẫm: nguyên văn võng võng 惘惘 mê hoặc.
(14) tình, tính: nguyên văn trong câu: nhữ dục phản nhữ tình tính nhi vô do nhập 汝欲反汝情性而無由入 ngươi muốn trở lại với tình, tính của ngươi mà không có lối đi vào. Sách in sai thành "tính, tính" (trang 363).
(15) uất ức vậy: nguyên văn thục tai uất uất hồ 孰哉鬱鬱乎.
(16) bầy nhầy: nguyên văn tân tân 津津.
(17) vệ sinh 衛生: dưỡng sinh, bảo hộ sinh mệnh.
(18) Mạc Da 鏌鋣, còn viết là 鏌琊, 莫邪: tên một cây kiếm quý thời cổ. ◇Chiến quốc sách 戰國策: Kim tuy Can Tướng, Mạc Da phi đắc nhân lực tắc bất năng cát quế hĩ, kiên tiễn lợi kim bất đắc huyền cơ chi lợi tắc bất năng viễn sát hĩ 今雖干將, 莫邪非得人力則不能割劌矣, 堅箭利金不得弦機之利則不能遠殺矣 (Tề sách ngũ) Nay tuy có Can Tướng, Mạc Da mà không có nhân lực thì cũng không cắt được gì cả; (tuy có) tên cứng và mũi nhọn mà không có thế lực của cung nỏ thì cũng không bắn được xa mà giết được người.
(19) không: bản dịch của Nhượng Tống in thiếu chữ "không" (bất 不). Thử tứ lục giả bất đãng hung trung tắc chánh 此四六者不盪胸中則正 Bốn cái sáu ấy không làm rung chuyển trong lòng thì tâm thần bình chánh. § "Bốn cái sáu" tức là: (1) sáu bệnh về Chí: quý phú hiển nghiêm danh lợi; (2) sáu bệnh về Tâm: dong động sắc lí khí ý; (3) sáu bệnh về Đức: ố dục hỉ nộ ai lạc; và (4) sáu bệnh về Đạo: khứ tựu thủ dữ tri năng.
23 Canh Tang Sở 庚桑楚
庚桑楚 (I) | Canh Tang Sở (I) |
1.
老聃之役,有庚桑楚者,偏得老聃之道,以北居畏壘之山。其臣之畫然知者去之,其妾之挈然仁者遠之。擁腫之與居,鞅掌之為使。居三年,畏壘大穰。畏壘之民相 與言曰:「庚桑子之始來,吾洒然異之。今吾日計之而不足,歲計之而有餘。庶幾其聖人乎!子胡不相與尸而祝之,社而稷之乎?」 2. 庚桑子聞之,南面而不釋然。弟子異之。庚桑子曰:「弟子何異於予?夫春氣發而百草生,秋正得而萬寶成。夫春與秋,豈無得而然哉?天道已行 矣。吾聞至人,尸居環堵之室,而百姓猖狂不知所如往。今以畏壘之細民,而竊竊焉欲俎豆予於賢人之間,我其杓之人邪!吾是以不釋於老聃之言。」 3. 弟子曰:「不然。夫尋常之溝,巨魚無所還其體,而鯢鰌為之制;步仞之丘,巨獸無所隱其軀,而㜸狐為之祥。且夫尊賢授能,先善與利,自古堯、舜以然,而況畏壘之民乎!夫子亦聽矣!」 4. 庚桑子曰:「小子來!夫函車之獸,介而離山,則不免於罔罟之患;吞舟之魚,碭而失水,則螻蟻能苦之。故鳥獸不厭高,魚鼈不厭深。夫全其形生之人,藏 其身也,不厭深眇而已矣!且夫二子者,又何足以稱揚哉!是其於辯也,將妄鑿垣牆而殖蓬蒿也。簡髮而櫛,數米而炊,竊竊乎又何足以濟世哉!舉賢則民相軋,任 知則民相盜。之數物者,不足以厚民。民之於利甚勤,子有殺父,臣有殺君,正晝為盜,日中穴阫。吾語女,大亂之本,必生於堯、舜之間,其末存乎千世之後。千 世之後,其必有人與人相食者也。」 |
1.
Học trò Lão Đam, có người là Canh Tang Sở, riêng hiểu đạo của Lão Đam, sang Bắc, ở núi Úy Lũy. Đầy tớ thầy, hạng ngôn ngoan rạch ròi bỏ thầy (1)! Vợ lẽ thầy, hạng chầm vập yêu thương xa thầy (2)! Lũ ỏng bủng cùng thầy ở! Phường lem luốc để thầy sai (3)! Ở ba năm, miền Úy Lũy khá to! Dân ở Úy Lũy nói với nhau rằng: — Thầy Canh Tang Sở lúc mới đến, chúng ta bâng khuâng lấy làm lạ. Nay chúng ta: ngày tính ra không đủ (4)! năm tính ra thì có thừa! Có lẽ thánh nhân chăng? Các bác! Sao ta không cùng nhau lập đền đài mà thờ phụng? 2. Thầy Canh Tang Sở nghe chuyện, quay mặt sang nam bẽn lẽn. Học trò lấy thế làm lạ. Thầy Canh Tang nói: — Các con! Có lạ gì ta? Kìa hơi xuân tới mà trăm loài cỏ xanh! Thu vừa sang mà muôn của báu thành! Kìa xuân cùng thu phải rằng không có đức gì mà được thế sao? Đạo cả đã nhuần thấm rồi! Ta nghe bậc chí nhân ngồi trơ trong chiếc nhà bao tường đất, mà trăm họ rông cuồng, không biết là đi đâu… Nay đem dân miền Úy Lũy, mà lén lút muốn dâng cỗ bàn cho ta ở giữa đám hiền nhân! Ta có lẽ là hạng người môi gáo sao? Vì thế ta bẽn lẽn với lời của Lão Đam. 3. Học trò thưa: — Không phải thế! Kìa trong rạch một tầm, một trượng, cá lớn không có chỗ dong thân mà bống, mại là giỏi! Trên gò (5) một bước, một nhận, muông lớn không có chỗ náu hình, mà cầy, cáo (6), là hay! Vả chăng tôn người hiền; cất người tài; lấy thiện và lợi làm đầu; thì xưa Nghiêu, Thuấn đã thế rồi, huống chi là dân Úy Lũy! Thầy cũng nghe họ thôi! 4. Thầy Canh Tang bảo: — Các con lại đây! Kìa giống muông lật xe, một mình lìa núi, thì không khỏi cái lo bẫy lưới. Loài cá nuốt thuyền, mắc cạn mà mất nước, thì kiến, bọ có thể làm khổ được. Cho nên chim không chán cao; cá, giải không chán sâu. Mà con người giữ toàn xác và sống của mình, giấu thân mình, cũng không chán sâu xa, kín đáo mà thôi. Vả lại hai người vua ấy, lại đâu đáng để ngợi khen. Về sự phân biệt của họ, khác nào khoét láo tường, vách, mà trồng cỏ bồng, cỏ tranh! Lần từng sợi tóc mà chải đầu! Đếm từng hạt gạo mà thổi cơm! Len lén vậy, lại đâu đủ để giúp đời! Cất người giỏi thì dân khuynh loát nhau. Dùng người khôn thì dân ăn trộm nhau. Mấy cách ấy, chẳng đủ cho dân thuần hậu. Đối với lợi, dân nó siêng năng lắm. Con có kẻ giết cha! Tôi có kẻ giết vua! Ban ngày ăn trộm! Giữa trưa khoét ngạch! Ta bảo các con, cái gốc loạn lớn sinh ra từ thời Nghiêu, Thuấn. Mà cái ngọn còn mãi cho đến sau nghìn đời. Sau nghìn đời, tất có chuyện người với người ăn thịt lẫn nhau! |
庚桑楚 (II) | Canh Tang Sở (II) |
1.
南榮趎蹴然正坐曰:「若趎之年者已長矣,將惡乎托業以及此言邪?」 庚桑子曰:「全汝形,抱汝生,無使汝思慮營營。若此三年,則可以及此言矣!」 南榮趎曰:「目之與形,吾不知其異也,而盲者不能自見;耳之與形,吾不知其異也,而聾者不能自聞;心之與形,吾不知其異也,而狂者不能自得。形之與形亦辟矣,而物或間之邪?欲相求而不能相得。今謂趎曰:『全汝形,抱汝生,勿使汝思慮營營。』趎勉聞道耳矣!」 2. 庚桑子曰:「辭盡矣。奔蜂不能化藿蠋,越雞不能伏鵠卵,魯雞固能矣!雞之與雞,其德非不同也,有能與不能者,其才固有巨小也。今吾才小,不足以化子。子胡不南見老子!」 南榮趎贏糧,七日七夜至老子之所。 老子曰:「子自楚之所來乎?」南榮趎曰:「唯。」 老子曰:「子何與人偕來之眾也?」南榮趎懼然顧其後。 老子曰:「子不知吾所謂乎?」 南榮趎俯而慙,仰而歎曰:「今者吾忘吾答,因失吾問。」 老子曰:「何謂也?」 南榮趎曰:「不知乎?人謂我朱愚。知乎,反愁我軀。不仁則害人,仁則反愁我身;不義則傷彼,義則反愁我己。我安逃此而可?此三言者,趎之所患也。願因楚而問之。」 老子曰:「向吾見若眉睫之間,吾因以得汝矣。今汝又言而信之。若規規然若喪父母,揭竿而求諸海也。汝亡人哉,惘惘乎!汝欲反汝情性而無由入,可憐哉!」 3. 南榮趎請入就舍,召其所好,去其所惡。十日自愁,復見老子。 老子曰:「汝自洒濯,孰哉鬱鬱乎!然而其中津津乎猶有惡也。夫外韄者不可繁而捉,將內揵;內韄者不可繆而捉,將外揵。外內韄者,道德不能持,而況放道而行者乎!」 4. 南榮趎曰:「里人有病,里人問之,病者能言其病,然其病病者,猶未病也。若趎之聞大道,譬猶飲藥以加病也。趎願聞衛生之經而已矣。」 老子曰:「衛生之經,能抱一乎?能勿失乎?能無卜筮而知吉凶乎?能止乎?能已乎?能舍諸人而求諸己乎?能翛然乎?能侗然乎?能兒子乎?兒子終日嗥而 嗌不嗄,和之至也;終日握而手不掜,共其德也;終日視而目不瞚,偏不在外也。行不知所之,居不知所為,與物委蛇,而同其波。是衛生之經已。」 南榮趎曰:「然則是至人之德已乎?」 曰:「非也。是乃所謂冰解凍釋者,能乎?夫至人者,相與交食乎地而交樂乎天,不以人物利害相攖,不相與為怪,不相與為謀,不相與為事,翛然而往,侗然而來。是謂衛生之經已。」 曰:「然則是至乎?」 曰:「未也。吾固告汝曰:『能兒子乎!』兒子動不知所為,行不知所之,身若槁木之枝而心若死灰。若是者,禍亦不至,福亦不來。禍福無有,惡有人災也!」 |
1.
Nam Vinh Trừ sửng sốt (7) ngồi ngay lại mà rằng: — Như Trừ này tuổi đã luống rồi, sẽ học tập vào đâu để kịp được lời nói ấy? Thầy Canh Tang đáp: — Toàn lấy xác ngươi. Giữ lấy sự sống của ngươi. Đừng khiến ngươi lo nghĩ miệt mài. Như thế ba năm thì có thể kịp được lời nói ấy. Nam Vinh Trừ thưa: — Mắt vời hình, tôi không biết nó có gì lạ (8), mà kẻ mù chẳng thể tự nhìn thấy. Tai với hình, tôi không biết nó có gì lạ (8), mà kẻ điếc chẳng thể tự nghe thấy. Lòng với hình, tôi không biết nó có gì lạ (8), mà kẻ điên chẳng thể tự hiểu được. Hình với hình, kể cũng thông dụng lắm. Nhưng hoặc giả vật làm ngăn cách nó chăng? Nên muốn tìm nhau mà chẳng gặp được nhau. Nay bảo Trừ rằng: "Toàn lấy xác ngươi! Giữ lấy sự sống của ngươi. Đừng để ngươi lo nghĩ miệt mài." Trừ gắng sức nghe đạo lọt vào tai rồi... 2. Thầy Canh Tang tiếp: — Nói đến thế hết lời rồi. Ong bầu không hóa nổi sâu đậu. Gà Việt không ấp nổi trứng mòng (9). Gà Lỗ thì vốn ấp nổi. Gà với gà, đức nó không phải không đồng nhau. Ấp nổi với chẳng nổi, là vì tài chúng vốn có lớn, nhỏ. Nay tài ta nhỏ, không đủ để hóa ngươi. Ngươi sao chẳng sang Nam ra mắt thầy Lão. Nam Vinh Trừ bọc lương ăn đi bảy ngày, bảy đêm đến nơi thầy Lão. Thầy Lão hỏi: — Ngươi từ bên Sở sang đây chăng? Nam Vinh Trừ thưa: — Dạ! Thầy Lão bảo: — Ngươi sao cùng tới đây với đông người (10) thế? Nam Vinh Trừ sửng sốt, đoái lại phía sau. Thầy Lão bảo: — Ngươi không hiểu lời ta nói sao? Nam Vinh Trừ cúi mặt thẹn, ngửa mặt than rằng: — Lúc nãy tôi quên lời tôi đáp, nhân lạc mất câu tôi hỏi. Thầy Lão hỏi: — Nghĩa là làm sao? Nam Vinh Trừ thưa: — Không biết chăng? Người bảo tôi ngu đần! Biết chăng? Lại buồn phiền đến thân. Bất nhân thì hại người. Nhân thì lại buồn phiền đến xác tôi. Bất nghĩa thì hại nó. Nghĩa thì lại buồn phiền chính mình đó. Tôi trốn đâu cho được những cái ấy? Ba câu ấy, là những điều mà Trừ lấy làm lo. Xin nhờ vào Sở (11) mà hỏi thầy. Thầy Lão đáp: — Ban nãy ta thấy khoảng giữa mày, mắt ngươi, vì thế ta đã hiểu ngươi rồi. Nay ngươi lại nói, ta càng tin (12). Ngươi băn khoăn như kẻ mất cha, mẹ, nhưng vác cần câu mà tìm ở bể. Ngươi là người lạc. Mụ mẫm (13), ngươi muốn trở lại với tình, tính (14) của ngươi mà không có lối đi vào. Đáng thương thay! 3. Nam Vinh Trừ xin vào ở nhà trọ. Vời cái mà mình thích. Bỏ cái mà mình ghét. Mười ngày lại thấy buồn, lại ra mắt thầy Lão. Thầy Lão nói: — Ngươi tự gột rửa đã kỹ thay! Uất ức (15) vậy. Nhưng mà bên trong bầy nhầy (16) còn có cái xấu. Phàm những cái bó buộc bên ngoài, không thể cứ để nhiều thế mà gỡ được. Phải khóa trong. Những cái bó buộc bên trong, không thể cứ bỏ rối thế mà gỡ được. Phải khóa ngoài. Những cái bó buộc cả ngoài lẫn trong, thì dù đạo đức cũng không giữ nổi huống chi kẻ buông lỏng đạo đức mà đi! 4. Nam Vinh Trừ thưa: — Trong làng có người ốm. Người làng đến hỏi nó. Nhưng người ốm bệnh ấy hãy còn chưa ốm! Như Trừ mà hỏi về đạo cả, ví cũng như uống thuốc cho ốm thêm! Trừ xin được nghe phép vệ sinh (17) mà thôi! Thầy Lão nói: — Phép vệ sinh: có thể giữ được một chăng? Có thể chớ bỏ mất sót chăng? Có thể không bói toán mà biết xấu, tốt chăng? Có thể dừng chăng? Có thể thôi chăng? Có thể cầu ở mình mà bỏ ở người chăng? Có thể thoáng qua chăng? Có thể ngây ra chăng? Có thể con trẻ chăng? Con trẻ: suốt ngày gào mà khổ không khan, rất mực hòa vui vậy. Suốt ngày nắm mà tay không mỏi, đức nó đồng nhất vậy! Suốt ngày nhìn mà mắt không chớp, không thiên ở ngoài vậy. Đi không biết đi đâu. Ở không biết làm gì! Cùng với vật ung dung; thuận sóng, đồng dòng! Ấy là phép vệ sinh. Nam Vinh Trừ thưa: — Vậy thì đã là đức của bậc chí nhân chăng? — Không phải! Thế mới là cái gọi là "băng tan, giá hết"... Còn như bậc chí nhân, cùng ăn với đất mà cùng vui với trời... Không vướng vì người, vật, lợi, hại; không cùng nhau tác quái; không cùng nhau bày mưu; không cùng nhau làm việc; thoáng qua mà đi; ngẩng ra mà đến, ấy gọi là phép vệ sinh mà thôi! — Vậy đã là rất mực chăng? — Chưa! Ta vốn đã bảo ngươi: Có thể con trẻ được chăng? Con trẻ: động không biết làm gì. Chạy không biết đi đâu. Mình như cành cây khô mà lòng như tro nguội! Kẻ như vậy: Họa cũng không đến lượt. Phúc cũng không tới nơi. Đã không có họa, phúc. Đâu còn tai vạ của người. |
庚桑楚 (III) | Canh Tang Sở (III) |
III)
1. 宇泰定者,發乎天光。發乎天光者,人見其人,物見其物。人有脩者,乃今有恆。有恆者,人舍之,天助之。人之所舍,謂之天民;天之所助,謂之天子。 學者,學其所不能學也;行者,行其所不能行也;辯者,辯其所不能辯也。知止乎其所不能知,至矣;若有不即是者,天鈞敗之。 備物以將形,藏不虞以生心,敬中以達彼。若是而萬惡至者,皆天也,而非人也,不足以滑成,不可內於靈臺。靈臺者有持,而不知其所持,而不可持者也。 2. 不見其誠己而發,每發而不當,業入而不舍,每更為失。為不善乎顯明之中者,人得而誅之;為不善乎幽闇之中者,鬼得而誅之。明乎人,明乎鬼者,然後能獨行。 券內者,行乎無名;券外者,志乎期費。行乎無名者,唯庸有光;志乎期費者,唯賈人也。人見其跂,猶之魁然。與物窮者,物入焉;與物且者,其身之不能 容,焉能容人!不能容人者無親,無親者盡人。兵莫憯於志,鏌鎁為下;寇莫大於陰陽,無所逃於天地之間。非陰陽賊之,心則使之也。 道通,其分也成也,其成也毀也。所惡乎分者,其分也以備;所以惡乎備者,其有以備。故出而不反,見其鬼;出而得,是謂得死。滅而有實,鬼之一也。以有形者象無形者而定矣! 2. 出無本,入無竅,有所出而無竅者有實。有實而無乎處,有長而無乎本剽。有實而無乎處者,宇也。有長而無本剽者,宙也。有乎生,有乎死,有乎出,有乎入。入出而無見其形,是謂天門。天門者,無有也,萬物出乎無有。有不能以有為有,必出乎無有,而無有一無有。聖人藏乎是。 古之人,其知有所至矣。惡乎至?有以為未始有物者,至矣,盡矣,弗可以加矣!其次以為有物矣,物以生為喪也,以死為反也,是以分已。其次曰始無有, 既而有生,生俄而死。以無有為首,以生為體,以死為尻;孰知有無死生之一守者,吾與之為友。是三者雖異,公族也。昭景也,著戴也,甲氏也,著封也,非一 也。 |
1.
Cõi lòng thư thái, định nhất, Thì nảy ra ánh sáng trời. Kẻ nảy được ánh sáng trời, ai ai cũng thấy người ấy. Người ta có tu đến bực ấy, bấy giờ mới có thường. Kẻ có thường, người bỏ họ nhưng trời giúp họ. Kẻ mà người bỏ ấy gọi là dân trời. Kẻ mà trời giúp ấy gọi là con trời. Học chăng? Học cái mà đời không học nổi. Làm chăng? Làm cái mà đời không làm nổi. Biết dừng ở chỗ không thể biết. Rất mực rồi! Nếu có kẻ chẳng tới thế, thì cân trời làm hỏng nó. Sắm vật để giữ xác; phòng sự bất ngờ mà sinh lòng; kính bên trong để tới bên kia; như thế mà muôn sự rủi ro đến cả, ấy là tự trời mà chẳng phải tự người. Chẳng đáng để quấy rối đức thành. Chẳng nên để bận vào đài thiêng. Đài thiêng là nơi có chủ trương, mà không biết cái chủ trương ấy là gì, và không để cái gì có thể chủ trương được. 2. Không thấy tự mình thực mà phát ra, thì lần nào phát cũng không trúng. Theo vào thói quen ấy mà chẳng bỏ, thì lần nào cũng càng thêm lỡ. Kẻ làm việc bất thiện ở giữa chỗ rõ ràng, thì người ta được quyền giết nó. Kẻ làm việc bất thiện ở giữa chỗ tối tăm, thì quỷ thần được quyền mà giết nó. Quang minh với người, quang minh với quỷ thần, rồi mới có thể đi một mình. Kẻ "khoán trong" đi vào con đường "không danh". Kẻ "khoán ngoài" cốt ở chỗ "ôm đồm". Kẻ đi vào đường không danh, dù bình thường cũng rực rỡ. Kẻ cốt ở chỗ ôm đồm thì chỉ là con buôn. Người ta thấy họ bồn chồn. Họ còn ra chiều vênh váo. Nghèo cùng thì vật vào. Kiêu cùng thì thân mình cũng không dong nổi, dong sao nổi người? Kẻ không dong nổi người không ai thân. Kẻ không ai thân thì tuyệt với người. Khí giới không gì sắc bằng ý chí. Mạc-da (tên một thanh gươm báu) (18) là hạng xoàng. Giặc không gì lớn bằng Âm, Dương. Trong trời, đất, không trốn đâu được. Nào phải Âm, Dương làm hại ta, lòng ta sai khiến nó vậy. 3. Đạo vốn thông. Nó chia ra có thành. Thành tức là hỏng. Sở-dĩ ghét cái nó chia, vì nó chia ra để phòng-bị. Sở-dĩ ghét cái phòng-bị, vì nó có cái phòng-bị lại. Cho nên đi ra mà chẳng trở lại, ta thấy họ là ma. Ra mà được thế, sống đó mà tức là được chết. Chết mà còn có thực, thì ma đó mà giữ được lẽ một. Lấy cái có hình bắt chước cái không hình mà định được lí rồi. 4. Ra từ chỗ không gốc. Vào tới nơi không lỗ. Có thực mà không ở vào đâu. Cái dài mà không gốc, ngọn. Cái có chỗ ra, mà không có lỗ mới có thực. Có thực mà không ở vào đâu, ấy là vũ (không gian). Có dài mà không gốc ngọn ấy là trụ (thời gian). Có sống thì có chết. Có ra thì có vào. Vào, ra mà không thấy hình nó, ấy là "cửa trời". Cửa trời tức là không có. Muôn vật ra từ chỗ không có. Có chăng, có thể lấy có làm có; tất ra từ chỗ không có, mà không có một cái không có. Thánh nhân giấu mình ở đấy. 5. Người đời xưa, trí họ đã rất mực rồi. Rất mực đến đâu? Có kẻ cho rằng ban đầu chưa hề có vật, thế là rất mực. Hết rồi. Không gì hơn được nữa. Thứ đến kẻ cho là có vật rồi, nhưng sẽ lấy sống là mất; lấy chết là về; ấy là để chia ra mà thôi. Kẻ thứ nữa nói rằng: ban đầu không có. Rồi đó mà có sống. Sống chốc lát rồi chết. Họ lấy không có làm đầu. Sống làm thân thể; chết làm xương cùng. Ai biết giữ lí, cho có, không, chết, sống là một; ta sẽ cùng hắn làm bạn. Ba phái ấy tuy khác nhau, cùng họ hàng cả. Họ Chiêu, họ Cảnh thành tên vì công. Họ Giáp thành tên vì ấp phong. Không phải một... (Chiêu, Cảnh, Giáp, ba ngành trong họ vua Sở). |
庚桑楚 (IV) | Canh Tang Sở (IV) |
1.
Có sống là khói ám. Lở tở, ấy là lẽ phải đổi dời. Nói lẽ phải đổi dời chẳng là phải nói tới đạo. Tuy nhiên, đạo là cái không thể biết. Cỗ chạp có giò với nem, phân ra được mà là không phân ra được. Kẻ xem nhà, xem khắp nhà khách, nhà thờ, lại sang đến phòng ngủ nữa. Vì thế, cái gì lẽ phải cũng đổi dời. 2. Xin nói đến lẽ phải đổi dời. Ấy là kẻ lấy dời làm gốc; lấy biết làm thầy; nhân đó để tranh về phải, trái. Họ cho rằng quả có danh, có thực, nhân lấy mình làm mực, khiến người khác phải theo lí của mình. Rồi nhân đó lấy chết mà giữ lấy lí. Kẻ như thế, họ cho người khác: được dùng là khôn; không dùng là dại; làm nên là danh giá; cùng khổ là nhục nhã. Theo lẽ đổi dời ấy là người đời nay. Ấy là hạng ve sầu cùng hạng sẻ ra ràng. Chúng đồng nhau về chỗ đồng. 3. Giẫm vào chân người ở chợ, thì xin lỗi là chót nhỡ. Anh giẫm thì vỗ về. Cha, mẹ thì thôi. Cho nên nói: "Thật là lẽ không kể người. Thật là nghĩa không kể việc. Thật là trí không cần mưu. Thật là nhân không thân ai. Thật là tín chấp cả vàng." |
庚桑楚 (V) | Canh Tang Sở (V) |
1.
Triệt cái trái với chí. Giải cái lầm của tâm. Bỏ cái lụy đến đức. Thông cái lấp mất đạo. Sang, giàu, vinh, hiển, danh, lợi: sáu cái ấy là trái với chí. Vẻ người, sắc mặt, cử động, lí lẽ, khí khái, ý tứ: sáu cái ấy là lầm của tâm. Ghét, muốn, mừng, giận, thương, vui: sáu cái ấy làm lụy đến đức. Lui, tới, lấy, cho, tài, biết: sáu cái ấy làm lấp mất đạo. Bốn cái sáu ấy không (19) làm rung chuyển trong lòng thì chính. Chính thì tĩnh. Tĩnh thí sáng. Sáng thì trống không. Trống không thì không làm mà không có gì là không làm. 2. Đạo là phần trọng của đức. Sống là ánh sáng của đức. Tính là bản chất của sống. Tính mà động gọi là làm. Làm cái giả dối gọi là mất. Biết là tiếp. Trí là mưu. Điều mà trí không biết được, cũng như liếc vậy. Vì chẳng đừng được mà động, gọi là đức. Động không lúc nào không phải cái ta, gọi là trị. Danh trái nhau mà thực thì thuận nhau. |
庚桑楚 (VI) | Canh Tang Sở (VI) |
1.
Chúa Nghệ khéo về chỗ bắn trúng cái nhỏ, mà vụng về chỗ khiến người đừng khen mình. Thánh nhân khéo với trời mà vụng với người. Khéo với trời mà thuận với người, chỉ có bậc toàn nhân là được thế. Chỉ có sâu là có thể sâu. Chỉ có sâu là có thể trời. Bậc toàn nhân ghét trời: ghét cái trời của người vậy. Nữa là ở ta còn trời chăng? Người chăng? 2. Một con sẻ bay qua Nghệ, Nghệ tất bắn được. Ấy là oai. Lấy thiên hạ làm lồng thì sẻ chả còn trốn đâu. Thế cho nên: vua Thang lấy việc đầu bếp làm lồng cho Y Doãn. Tần Mục Công lấy năm tấm da dê để làm lồng cho Bách Lí Hề. Vậy nên không phải đem cái họ thích để lồng họ mà có thể được, thì chả có. 3. Kẻ bị tội chặt chân, coi thường áo số... Vì khen, chê đã gác ngoài tai. Kẻ tù đồ lên cao mà không sợ... Vì sống chết đã sót ngoài lòng. Học tập việc đừng biếu xén, cố mà quên người. Quên người, nhân đó rồi mới là người trời. Cho nên kính đó mà không mừng; trêu đó mà không giận; chỉ có người đồng với thiên hòa là thế. Ra giận không giận, thì giận ra từ không giận rồi. Ra làm không làm, thì làm ra từ không làm rồi. Muốn tĩnh thì giữ khí cho bình. Muốn thần thì giữ lòng cho thuận. Có làm mà muốn đúng, thì do ở chẳng được đừng.Về loại chẳng được đừng, là đạo của thánh nhân. |
ed. 2023-07-02
Subscribe to:
Posts (Atom)